‘Law Of The Jungle’ và vấn đề đạo đức của một trong những show thực tế Hàn Quốc mà người hâm mộ luôn muốn thần tượng tránh xa

    Đã từ lâu, chương trình thực tế này luôn khiến nhiều người phải trăn trở về mục đích thật sự của nó. Đây là một chương trình sống còn thật sự, hay chỉ đơn giản là "giả mạo sống còn" để mang đến những giây phút giải trí cho khán giả?

    0
    1266

    Chương trình truyền hình “Law Of The Jungle” của đài SBS thật sự muốn làm hết sức mình. Họ muốn trở nên nổi bật, khi họ đi theo một concept chưa từng có để chinh phục “rừng sâu”. Đặc biệt vì khán giả đến từ Hàn Quốc và những thành phố phát triển khác không quen nhìn thấy cuộc sống theo cách đó, nên các nhà sản xuất đã tạo ra một chương trình sống còn thật sự chứ không phải là một cách ẩn dụ nhằm mô tả các chương trình thử giọng.

    Suốt những năm qua, chương trình vốn có rating khá cao này đã mở rộng mức độ phổ biến bằng cách đi ra nước ngoài, đến các địa điểm xa xôi trên thế giới và làm những thước phim tài liệu hài hước theo các phương pháp “nguyên thủy”. Người dẫn chương trình chính Kim Byung Man thậm chí còn giành được giải Daesang tại SBS Entertainment Awards 2017.

    Nhưng, chính xác thì định nghĩa của “sự sống còn” trong chương trình này là gì? Mục tiêu chính của chương trình thực sự là sống sót hay đơn giản là để quảng bá một tác phẩm giải trí bằng cách chiếu lên những hình ảnh khắc nghiệt về sự tàn ác đối với động vật? Nó có thật sự nói về bản năng tự nhiên của một con người hay chỉ đơn giản là ca ngợi những giá trị lỗi thời của sự mạnh mẽ.
    Càng có nhiều khán giả nhận thấy sự mới mẻ khi chứng kiến những người nổi tiếng trải nghiệm một điều mới bằng việc không đem theo vệ sĩ và để mặt mộc không trang điểm, thì lại càng xuất hiện nhiều rủi ro mà những ngôi sao phải đối mặt từ chính người hâm mộ của mình! Nhưng ngoài những rắc rối từ người hâm mộ, vấn đề cơ bản của chương trình còn nghiêm trọng hơn nhiều.
    Trong nhiều lần, người ta đã đặt ra câu hỏi cho tính xác thực của chương trình vì nhiều lý do. Một lần nọ, một khách mời được nhìn thấy với một điếu thuốc lá trong tay. Và trong một trường hợp khác, thức ăn mà khán giả vẫn tưởng là được nấu từ những nguyên liệu sẵn có trong tự nhiên, hóa ra lại là… cá ngừ đóng hộp. Nếu chúng ta tính đến tất cả những bằng chứng hiện tại, thì câu hỏi đạo đức liên quan đến việc giết thịt những động vật còn sống lại được đặt ra. Khi các khía cạnh khác của chương trình không được xác thực rõ ràng, thì rõ ràng khán giả vẫn có quyền nghi ngờ về tính xác thực của toàn bộ chương trình, đặc biệt nếu các nhà sản xuất đang dựa vào đó để thể hiện ý nghĩa triết học nhằm giúp người xem trải nghiệm “cuộc sống thật sự của rừng sâu”. Sự thật là, mặc dù nhân viên và dàn cast không tìm kiếm bất kỳ ý nghĩa nào lớn hơn nhưng họ đang quay một chương trình thực tế và dễ dàng gây hại hoặc giả vờ gây hại cho thế giới hoang dã để tạo ra tính giải trí.

    Vì vậy, ngoài vấn đề tính xác thực của chương trình, những cảnh cố tình được đưa vào để tạo ra cuộc đấu tranh sinh tồn là quá thừa thãi. Những cảnh quay săn bắn các loài động vật quý hiếm như linh dương nhỏ ở Đông Phi và nướng chim còn sống trên cây đã được phát sóng trên truyền hình đại chúng dành cho khán giả từ mọi lứa tuổi và hoàn cảnh. Những cảnh quay đó không tỏ ra quan tâm đến các yếu tố tàn sát động vật, sự độc ác vô nghĩa, và khả năng huỷ hoại hệ sinh thái. Chúng cũng không cho thấy bằng chứng cụ thể rằng luôn có một thỏa thuận ngoại giao nhằm cho phép đội chơi thực hiện các hoạt động trên vùng đất bản địa.

    Tất nhiên, mỗi cá nhân và nền văn hoá có các hệ thống giá trị khác nhau. Đối với một số người, săn bắn chỉ là một trò tiêu khiển bình thường, và đối với những người khác, sử dụng động vật hoang dã làm thức ăn có thể là một nghi thức thiêng liêng. Nhưng những gì “Law Of The Jungle” làm không phải là một thực tế phù hợp các hình thức này. Nhìn bên ngoài, nó tạo ra một hình ảnh về sự hiểu biết động vật hoang dã và các dân tộc bản địa, nhưng trên thực tế, họ lại làm điều ngược lại. Khi nhân viên và người nổi tiếng hoàn toàn có thể tiếp cận thực phẩm và nhu yếu phẩm (như họ đã vô tình chứng minh trong nhiều lần), họ vẫn cố duy trì chủ đề sống còn và đưa vào các tình huống giả để tạo tính giải trí cho khán giả.
    Một lần nọ, các nhà sản xuất chương trình thậm chí đã tiếp tục khai thác hình ảnh của người dân bản địa bằng cách giả vờ rằng họ từng có mặt ở đó trước đây, và do đó dàn cast “không được làm cho những người đó tức giận”. Rất ít công chúng biết rằng, những người dân bản địa trong tập đó chỉ là một phần của một gói du lịch trong Cuộc Thám hiểm Waorani.

    Bất cứ khi nào người hâm mộ của chương trình được hỏi về lý do tại sao các thành viên dàn cast lại gây hại cho thiên nhiên, câu trả lời chung mà chúng ta nhận được là: “À, thì tại họ không có gì khác để làm hoặc để ăn!”. Tuy nhiên, để giải quyết vấn đề một cách đúng đắn, chúng ta phải làm theo những điều dưới đây. Trước tiên, chúng ta phải coi “Law Of The Jungle” là một chương trình giải trí, hãy nhìn nhận rõ ràng cái gì thật và cái gì không thật. Thứ hai, hãy tự hỏi bản thân mình xem những gì chúng ta đang theo dõi thật sự có phù hợp với đạo đức theo các tiêu chuẩn của chúng ta hay không. Người Hàn Quốc có một câu danh cổ rằng: “Bạn đang trả tiền chỉ để gặp rắc rối”, tương tự câu “Đừng tự tìm đến rắc rối” trong tiếng Anh. Là một ngạn ngữ nói về cách con người tự đưa mình vào cảnh khốn khổ, câu nói này có thể áp dụng cho chương trình như một sản phẩm mang tính giải trí.
    Thậm chí sau khi biết được những yếu tố gây tranh cãi là gì thì việc quyết định có chấp nhận chương trình và theo dõi nó hay không vẫn nằm trong quyền tự do lựa chọn của cá nhân bạn. Tuy nhiên, giống như quy luật của bất kỳ chương trình truyền hình nào khác, đầu tiên bạn phải biết mình đang xem gì trước khi khiến chính mình tin rằng bạn đang thật sự được giải trí.