Trong văn học, chắc chắn chúng ta đã từng nghe qua “Rừng Na Uy” của Haruki Murakami. Được xem là tiểu thuyết khắc họa nỗi cô đơn của tuổi trẻ, cuốn sách được xem là một hiện tượng, đặc biệt bán chạy ở Hàn Quốc và Nhật Bản. Trong xã hội Hàn Quốc, việc giới trẻ ngày càng chịu áp lực mạnh mẽ từ xã hội: từ việc phân biệt giàu nghèo, khủng hoàng kinh tế, áp lực học hành,… Đối với nhiều thanh niên Hàn Quốc, điều khiến họ khó chịu nhất là các bậc phụ huynh – những người làm việc hàng giờ để xây dựng “giấc mơ Hàn Quốc” – cho rằng, con cái họ chưa đủ nỗ lực. Và nó được thể hiện rõ nét trong cả âm nhạc của người trẻ.
JTL
JTL là một nhóm nhạc thần tượng Hàn Quốc ra đời năm 2001, được tách ra từ H.O.T với ba thành viên Jang Woo Hyuk, Tony An và Lee Jae Won. JTL là các chữ cái đầu của tên ba thành viên hợp lại. Ca khúc debut của nhóm là “A Better Day” được sử dụng trong bộ phim điện ảnh đình đám Người Mẫu đã rất thành công. Năm 2003 JTL giành giải nghệ sĩ Hàn Quốc được yêu thích nhất tại MTV Asia Awards. Tuy nhiên việc ba thành viên H.O.T rời nhóm khiến cho quan hệ của họ và công ty quản lý cũ SM Entertainment trở nên căng thẳng và nhóm đã phải tan rã chính thức vào năm 2003 khi đang ở trong thời kì đỉnh cao.
Ca khúc “A Better Day”
“A Better Day” được nhiều người cho rằng ca khúc ám chỉ đến sự ảnh hưởng của SM Entertainment khiến các thành viên tan rã. Mặt khác, MV của ca khúc cũng nhanh chóng làm mưa làm gió trong thời điểm đó, lan rộng sang toàn thế giới. Nội dung MV xoay quanh tình bạn, tuổi trẻ, sự chia cắt của số phận, những cuộc đấu đá và thanh trừ. “A Better Day” nhanh chóng trở thành ca khúc bất hủ trong làng âm nhạc Hàn Quốc, đồng thời khắc họa mặt khác của người trẻ đang bán mình trong ngành công nghiệp giải trí Hàn Quốc khắc nghiệt.
Big Bang
Big Bang khởi đầu với hai ca khúc đình đám đã vang danh toàn Châu Á mang tên “Haru Haru” và “Lies”. Hai sản phẩm âm nhạc này đều xoay quanh những mối tình không lối thoát của tuổi trẻ, đồng thời thể hiện sự bế tắc trong cuộc sống. Theo phong cách hip-hop, ca khúc nhanh chóng trở thành “thương hiệu” của nhóm nhạc huyền thoại này.
Ca khúc “Lies”
Việc dựng lên hình ảnh những thanh niên điên cuồng trong những cuộc tình không lối thoát, những vụ ngộ sát phản ánh thời kỳ ảm đạm của Hàn Quốc khi năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính khiến nhiều người trên thế giới bị mất việc, nhà cửa và cả niềm hy vọng. Tại Hàn Quốc, nỗi mất mát càng đặc biệt sâu sắc bởi sự đối lập giữa cuộc sống khó khăn hiện tại và thời kỳ hoàng kim của nền công nghiệp hóa. Và nó tác động mạnh mẽ đến giới trẻ đương đại.
BTS
Được xem là nhóm nhạc Hàn Quốc được vinh danh và biết đến trên thế giới, BTS luôn mang trong mình một phong cách riêng khác biệt với những thể hệ Kpop cùng thời. Chính điều đó làm nên nét riêng trong phong cách của BTS khi công ty quản lý vạch ra cho họ con đường riêng.
Ca khúc “I Need You”
Chủ đề BTS đã từng thành công khi đề cập đến là thời thanh xuân quá vãng. Với phong cách hip-hop và có phần gần gũi, ca khúc nhanh chóng nhận được sự đồng cảm lớn của Hàn Quốc nói riêng và Châu Á nói chung, bao gồm tại Việt Nam. Xây dựng một tình bạn đẹp, sự khủng hoảng tâm lý trong những MV đình đám như “I Need You”, BTS đưa ra thực trạng thoái hóa tâm lý của người trẻ, dưới những áp lực vô hình của xã hội.
Triple H
Ca khúc “365 Fresh”
MV gần đây nhất khi HyunA kết hợp với hai thành viên mới tạo thành nhóm Triple H là “365 Fresh” đã gây nhiều tranh cãi về yếu tố bạo lực, tự sát và tình dục. Tuy nhiên, nếu nhìn ở nhiều góc độ, “365 Fresh” là một MV đầy táo bạo. Câu chuyện xoay quanh một cô thợ cắt tóc vô tình trở thành sát nhân, một gã trộm chuyên gây rối và một cậu bé tìm đến đau đớn để chạm đến khoái lạc tinh thần. Họ gặp nhau, thưởng thức cuộc sống không lối thoát rồi cùng nhảy lầu tự sát. Trong thời đại làn sóng nhạc Hàn Quốc đang bước vào giai đoạn bão hòa với những concept quen thuộc nhảy trong studio, câu chuyện tình diễm lệ, “365 Fresh” trần trụi hơn, sâu sắc hơn. Xã hội Hàn Quốc rất coi trọng học vấn và địa vị xã hội, thậm chí họ có thể đánh giá bạn qua việc bạn học trường đại học nào. Đàn ông Hàn Quốc nóng tính, gia trưởng, và họ chịu nhiều áp lực khi sự ổn định của cả gia đình đều nằm trên vai họ. Điều đó tạo nên một tầng lớp dưới đáy, và họ phải chịu nhiều định kiến áp lực.