Thứ năm, Tháng mười hai 26, 2024
spot_img

Đặc điểm nổi bật của Phật giáo và ngày Lễ Phật đản tại Hàn Quốc

Phật giáo Hàn Quốc chịu ảnh hưởng giáo lý Đại thừa (Bắc truyền) và kết hợp vớn văn hóa truyền thống, tín ngưỡng nhân gian, để cùng hòa nhập và phát triển thành văn hóa dân tộc (bản địa hóa Phật giáo).

Vào cuối thế kỷ XII, sau khi Vương triều Joseon (Triều Tiên) được thành lập, Nho giáo chiếm vị độc tôn, trở thành hệ tư tưởng quốc gia và dần lấn át Phật giáo. Các Vương triều thời này từng có những chiến lược đàn áp thẳng tay đối với Phật giáo. Nhiều cơ sở Tự viện Phật giáo bị phá hủy, Tăng sĩ bị sĩ nhục, bạt đãi, không được đặt chân cất bước đến Thị thành, không được xây dựng cơ sở Phật giáo ở những trung tâm hành chính các địa phương. Tuy nhiên cũng có một số vị Vua kính tin Phật pháp, và nhân dân vẫn giữ niềm tin với Chính pháp Phật đà. Một tôn giáo truyền thống, Phật giáo vẫn ăn sâu trong dân chúng và phát triển cho đến ngày nay.

Theo bản thống kê Tôn giáo của Chính phủ Hàn Quốc thì Phật giáo vẫn là tôn giáo lớn nhất ở Hàn Quốc và với số tín đồ chiếm gần 50% cộng đồng tôn giáo.

The Buddha’s Birthday 佛誕

Lễ Phật đản được xem là Quốc lễ của Hàn Quốc. Ngày này được gọi là Seokga Tansinil (석가 탄신일), có nghĩa là “Phật đản” hoặc 부처님 오신 날 Bucheonim Osin Nal (부처님 오신 날) có nghĩa là “ngày Đức Phật ra đời”, hiện đã duy trì và phát triển thành một trong những Lễ hội văn hóa lớn nhất của quốc gia.

Lễ Phật đản tại Hàn Quốc diễn ra tại nhiều nơi công cộng và trên khắp đường phố. Trang trí, trưng bày và diễu hành Hoa Liên đăng là một trong những chương trình ấn tượng và nhiều cảm xúc nhất. Lễ Hội Hoa Liên đăng (Yeon Deung Hoe-연등회) thường kéo dài một tuần cho đến ngày chính thức Phật đản. Riêng tại Thủ đô Seoul, ước tính có khoảng gần hai trăm lồng đèn với kiểu dáng đa dạng phong phú, nhiều màu sắc rực rỡ cùng ánh sáng lung linh, đã được trưng bày và biểu diễn trên những đường phố, đặt biệt Lễ Phật đản năm nay có hơn ba trăm nghìn lượt người trong và ngoài nước tham dự lễ hội. Vào ngày Quốc lễ này, nhiều cơ sở Tự viện và tư gia Phật tử tử tình nguyện phục vụ Cơm chay, Trà nước miễn phí cho khách thập phương tham dự Lễ hội.Phật giáo chính thức truyền vào bán đảo Triều Tiên vào năm 373 Tây lịch và trở thành Tôn giáo dân tộc đã tồn tại hơn 1700 năm, có tầm vóc ảnh hưởng sâu rộng đến cuộc sống văn hóa và xã hội của dân tộc Hàn Quốc. Hàn Quốc hiện có 20 triệu Phật tử (dân số gần 50 triệu) và 20 nghìn Cơ sở Tự viện trên toàn quốc.

Phật giáo Hàn Quốc đã gắn liền với sự thịnh suy, thăng trầm của vận nước. Thế kỷ 20, từ khi đất nước Hàn Quốc đuổi giặc ngoại xâm giành lại nền độc lập, Phật giáo phải đối phó với nhiều thách thức thời đại mới. Một thời gian dài Phật giáo bị lãng quên nơi rừng sâu núi thẳm, nay thị thành Phật giáo hòa quyện cùng cộng đồng xã hội. Thiền phái Tào Khê là một trong những Tông phái đã đóng vai chủ lực trong quá trình hoằng dương Chánh Pháp trong suốt chiều dài lịch sử quốc gia Hàn Quốc.

Nay Phật giáo Hàn Quốc đã tạo môi trường tôn giáo tích cực cho xã hội và thu hút mọi giới trong đó có người Âu, Mỹ, rất đông giới trí thức trẻ chú ý và tham gia sinh hoạt Phật giáo, quy y thọ giới, học các khóa giáo lý, khóa tu Thiền ngắn hạn, học Thiền Võ đạo, công tác Từ thiện xã hội, sinh hoạt quân nhân Phật tử. . . Phật giáo Hàn Quốc trên đà phát triển mọi mặt và hướng đến góp phần hiện đại hóa đất nước, giáo dục toàn cầu.

Từ đầu của Hàn Quốc triều Cao Ly (Goryeo) (918-1390), các Lễ hội đèn Hoa Sen (Yeondeunghoe – Lotus Lanterns), hay Bát Quan hội (Palgwanhoe) được chia thành hai lễ hội lớn, bởi thời này Phật giáo đã trở thành Quốc đạo. Bức tranh Phật thật lớn được trưng bày ngoài trời trong những lễ hội. Theo lịch sử Hàn Quốc ghi rằng: Vào những ngày Sóc (ngày đầu tháng), Vọng (ngày cuối tháng) vào tháng hai hoặc tháng ba âm lịch, là những ngày kiết tường, đức vua tuyên bố rằng: “muốn cho trăm họ được một năm thịnh vượng, nông dân được mùa trúng tiết, nông nghiệp luôn phong phú thì từ cung điện ra vùng nông thôn, mỗi đèn Hoa sen màu sắc khác nhau luôn chiếu sáng”, và sau đó tổ chức một bữa tiệc vui với ca hát nhảy múa. Năm 1245 AD (năm thứ 32 vua Cao Tông (Gojong), vị vua thứ 23 của triều đại Cao Ly (Koryo) ông bắt đầu tổ chức Lễ hội đèn Hoa Sen (Lotus Lantern Festival) vào ngày Phật đản (sinh nhật truyền thống của đức Phật Thích Ca Mâu Ni, ngày mồng Tám tháng Tư Âm lịch). Điều đó đã được lưu truyền đến ngày hôm nay, trở thành truyền thống văn hóa dân gian Hàn Quốc.

Theo lịch sử chính thức của triều Cao Ly (Goryeo), trong khoảng từ năm 1449-1451, vua Cung Mẫn (Gongmin) sắc lệnh ban hành cho treo biểu ngữ: Yeondeunghoe (Lễ hội đèn Hoa Sen) vào ngày Kính mừng Phật đản (dịp trăng tròn tháng Tư Âm lịch) và điều này tiếp tục trong suốt triều đại Triều Tiên (Joseon) (1390-1910).

Thời gian Nho giáo đã trở thành hệ tư tưởng thống trị Triều Tiên (Joseon), họ đề nghị triều đình ngừng tài trợ các sự kiện này, nhưng dân gian vẫn theo thông lệ mà quyết giữ truyền thống tốt đẹp này. Theo một số ghi chép lịch sử, trước ngày mồng Tám tháng Tư Âm lịch, sẽ cắt giảm các dải giấy để làm lồng đèn, treo biểu ngữ, và sau đó diễu hành quanh thành phố thủ đô, thu thập tài trợ gạo và tiền từ bá tánh Phật tử và sau đó sử dụng tịnh tài để làm lồng đèn Kính mừng ngày Phật đản.

Ngày ấy nhiều người nghỉ việc để đi đến các cơ sở Tự viện Phật giáo, và ngày đêm đó mỗi hộ gia đình sẽ treo lồng đèn, tùy theo thành viên của mỗi gia đình cũng như khả năng tài chính thắp sáng lồng đèn nhiều hay ít tại tư gia. Ban đêm những người đàn ông và phụ nữ mang lồng đèn đi diễu hành xung quanh thành phố. Vào thời điểm đó các cư dân thành phố Seoul leo núi Nam Sơn (Namsan) để xem đèn lồng chiếu sáng, điều này trở nên nổi tiếng mà người già ở vùng nông thôn sẽ nói rằng: “Một trong những mong muốn suốt đời của họ được để xem đèn lồng từ đỉnh Namsan”. Vua Thế Tông (Sejong) (1397-1450) Triều Tiên (Joseon) đã thực hiện cuộc diễu hành Lễ hội đèn Hoa Sen (Lotus Lantern), khu Chongno, Seoul.

Vào đầu thế kỷ XX Hàn Quốc bị đàn áp văn hóa, trong thời gian chiếm đóng của đế quốc Nhật Bản, nhưng phong tục dân gian vẫn giữ truyền thống nghi lễ tắm Phật, và tiếp tục Lễ hội đèn Hoa Sen và đi diễu hành. Trong trung tâm thành phố Seoul, trong không gian mở ở phía trước ngân hàng của Triều Tiên (Joseon) và trong Jangchundan Park, (nay là Tapgol Park), người dân vẫn đặt bàn hương án, kết hoa tươi, trang nghiêm tượng đức Phật sơ sinh và dùng nước hoa thơm để mọi người cùng nhau thực hiện Lễ tắm Phật vào buổi sáng sớm. Ban đêm thì cầm lồng đèn chiếu sáng, đi diễu hành quanh các huyện Chongno-Euljiro-Gwanghwamun (trung tâm) với các biểu tượng nổi của Phật giáo khác nhau như con voi trắng, Bảo tháp, chùa v.v. . .

Sau ngày giải phóng đất nước năm 1945, sự cảm xúc sâu sắc của người dân, lại tiếp tục dự Yeondeunghoe (Lễ hội đèn Hoa Sen), được đi diễu hành từ Trường Đại học Phật giáo Đông Quốc (Dongguk) cùng Euljiro Avenue đến Tổ đình Tào Khê cổ tự (Jogyesa) (trụ sở của Thiền phái Tào Khê Phật giáo Hàn Quốc) trong-dong (phía Bắc trung tâm thành phố Anguk, gần cung điện).

Năm 1975, dịp Lễ Phật đản là ngày Lễ hội Quốc gia, vào buổi tối trong công dân năm sau tổ chức rước dặm dài từ lớn Yeoeuido Plaza trong thành phố lên đến Tổ đình Tào Khê cổ tự (Jogyesa). Đây là một sự kiện đáng ngạc nhiên cho nhân dân và cộng đồng Phật giáo Hàn Quốc.

Năm 1996, phong tục này đã trở thành điểm thu hút văn hóa nổi tiếng tại thành phố Seoul. Lễ hội đèn Hoa Sen (Lotus Lantern Festival Parade) bắt đầu diễn ra các cuộc diễu hành quy mô hoành tráng và đầy màu sắc, vào một buổi tối cuối tuần, trong thời gian tuần lễ Kính mừng ngày Phật đản sinh, để thích nghi với hoàn cảnh xã hội đất nước công nghiệp hóa, và cũng phù hợp với Phật tử mỗi ngôi chùa. Lễ hội nay được tổ chức vào lúc hoàng hôn tại Sân vận động Đông Đại Môn (Dongdaemun). Sự kiện văn hóa này, nay được gọi là “Lễ hội Nghệ thuật Phật giáo – Street Festival” như là một phần của Lễ hội đèn Hoa Sen (Lotus Lantern Festival).Trong thời kỳ của lịch sử đức Phật Thích Ca Mâu Ni còn tại thế, những ai muốn cầu phước báu Nhân Thiên bằng cách cúng dường Ngài những thực phẩm, hoa thơm, quả quý, thắp hương trầm và đèn chiếu sáng v.v. . . rất phổ biến nhân gian thời đó. Lúc bấy giờ có một người phụ nữ nghèo tên là Nanda, thắp đèn cúng Phật mà chẳng cần cầu phước báu Nhân Thiên, duy y Tối thượng thừa, phát tâm cầu đạo Vô thượng Bồ đề, mà bà trở thành một phụ nữ nghèo cao quý nhất trên thế giới. Đó là chuyện:

Bà Lão Cúng Ðèn

Một thời đức Phật ở nước La-duyệt-kỳ tại núi Kỳ-xà-quật, lúc bấy giờ vua A-xà-thế thỉnh đức Phật dự lễ trai Tăng trong hoàng cung. Sau khi thọ trai, đức Phật trở về tinh-xá Kỳ-hoàn. Vua bèn hỏi Kỳ-bà rằng: “Ta thỉnh Phật thọ trai xong, nay không biết nên làm gì?” Kỳ-bà nói: “Ngài nên đem rất nhiều đèn để thắp sáng cúng dường Phật.” Vua liền sai chở một trăm thùng dầu thơm về tinh-xá Kỳ-hoàn.

Có một bà lão nhà rất nghèo, với tâm chí thành muốn cúng dường đức Phật mà không có tiền. Bà thấy vua A-xà-thế làm công đức như vậy, rất lấy làm cảm kích. Bà đi xin được hai tiền, liền đến nhà hàng mua dầu. Chủ hàng hỏi: “Bà rất nghèo túng, xin được hai tiền, sao không mua đồ ăn mà lại mua dầu?” Bà già đáp rằng: “Tôi nghe ở đời gặp đức Phật rất khó, vạn kiếp mới được một lần. Tôi nay may mắn được sanh đời Phật, mà chưa có dịp cúng dường. Ngày nay tôi thấy vua làm việc đại công đức, tôi tuy cùng khổ, cũng muốn cúng dường ngọn đèn để làm căn bổn cho đời sau.” Lúc bấy giờ người chủ quán cảm phục chí nguyện của bà lão, liền đong cho thêm 3 tiền thành được năm tiền dầu. Bà đến trước đức Phật thắp đèn lên, tự nghĩ dầu thắp không quá nửa đêm, bà phát nguyện rằng: “Nếu sau này tôi được chứng đạo Vô thượng Bồ đề như đức Phật, thời ngọn đèn này sẽ đỏ suốt đêm và sáng tỏ khác thường.” Phát nguyện xong bà lễ Phật rồi về.

Các ngọn đèn của vua cúng dường, có ngọn tắt, có ngọn đỏ, tuy có người săn sóc nhưng không được châu toàn. Riêng ngọn đèn của bà lão, suốt đêm không tắt, dầu lại không hao.

Trời sáng, đức Phật bảo ngài Mục-kiền-liên rằng: “Trời đã sáng, hãy vào tắt các ngọn đèn.” Ngài Mục-kiền-liên vâng lời thứ lớp tắt các ngọn đèn, nhưng riêng ngọn đèn của bà lão thổi tắt ba lần cũng không được; sau lấy áo cà sa mà quạt ngọn đèn lại đỏ rực rỡ hơn. Ðức Phật bèn bảo rằng: “Hãy dừng lại, ngọn đèn ấy là hào quang công đức của một vị Phật tương lai, không thể lấy thần thông của người mà trừ diệt được.”

Vua A-xà-thế nghe nói, liền hỏi Kỳ-bà rằng: “Ta làm công đức rộng lớn như vậy mà đức Phật không thọ ký cho ta thành Phật, còn bà già kia chỉ thắp một ngọn đèn mà được thọ ký là cớ làm sao?”

Kỳ-bà đáp rằng: “Ngài cúng đèn tuy nhiều mà tâm không chuyên nhất, không bằng được tâm thuần thành của bà kia đối với đức Phật.”

Như câu chuyện trên vừa trích dẫn, ngọn đèn lão già mù ăn xin, mãi mãi là ánh Quang Minh Như Lai, luôn tỏa chiếu nơi tăm tối để soi sáng nhân gian, cho nên Chân Hưng Vương (Jinheung) (540-576) vương quốc Silla (Tân La) đã tổ chức Lễ hội đèn Hoa Sen (Yeondeunghoe – Lotus Lanterns) cũng có tên gọi là Nhiên Đăng hội hay Bát Quan hội (Palgwanhoe). Trong triều đại (Silla) Tân La thống nhất, được tổ chức lần đầu tiên tại Hoàng Long tự (Hwangnyongsa), địa chỉ hiện nay 320-1 Guhwang-dong Gyeongsangbuk-do (Khánh Thượng Bắc Đạo) Gyeongju-si (thành phố Khánh Chu).

Hành phúc thiện không quản kẻ giàu người nghèo, chỉ tâm thành thì ai cũng có thể làm được. Đây cũng là tư tưởng bình đẳng trong Phật giáo.

Bài Viết Liên Quan

    Đăng ký nhận tin

    Đăng ký nhận các chương trình khuyến mãi và mẫu thử từ các nhãn hàng

    Tin Mới