Thứ bảy, Tháng mười hai 21, 2024
spot_img

Hai hệ thống giáo dục tốt nhất thế giới khác nhau thế nào?

Cách đây 50 năm, cả Hàn Quốc và Phần Lan đều có hệ thống giáo dục rất tệ. Phần Lan nguy cơ tụt hậu kinh tế nhất châu Âu. Hàn Quốc bị tàn phá bởi cuộc nội chiến. Nhưng trong nửa thế kỷ qua, cả Hàn Quốc và Phần Lan đã chuyển đổi hệ thống các trường học – và giờ cả hai quốc gia đều được quốc tế khen ngợi vì các kết quả xuất sắc trong giáo dục.
Các quốc gia khác có thể học được gì từ hai mô hình giáo dục thành công nhưng lại trái ngược nhau hoàn toàn này? Sau đây là những phân tích cho thấy Hàn Quốc và Phần Lan đã làm đúng đắn như thế nào.

1Mô hình của Hàn Quốc: “cần cù bù thông minh”



Các bà mẹ Hàn Quốc đang cầu nguyện cho con thi đỗ trong kỳ thi tuyển sinh vào đại học hàng năm

Từ hàng ngàn năm nay, ở một số xã hội châu Á, cách duy nhất để leo lên các nấc thang kinh tế xã hội và tìm được một công việc an toàn là vượt qua kỳ thi. Các kỳ thi yêu cầu một lượng kiến thức lớn, và vượt qua những kỳ thi này là một công việc cực kỳ gian nan. Ngày nay, nhiều quốc gia vẫn áp dụng cách làm này, các thành tích học tập đạt được qua thi cử được đánh giá rất cao.
Trong số các quốc gia này, Hàn Quốc là nước thành công nhất. Người Hàn Quốc đạt kỳ tích đáng kể: 100% người dân biết chữ, luôn đi đầu trong các kỳ kiểm tra quốc tế, trong đó có cả những bài kiểm tra yêu cầu tư duy và phân tích sâu.
Tuy nhiên, thành công này cũng có cái giá của nó: các sinh viên phải chịu áp lực rất lớn. Tài năng, sự thông minh không được đánh giá cao – bởi vì chỉ có sự chăm chỉ, cần cù mới là tất cả, và chỉ cần chăm chỉ, cần cù là sẽ vượt qua kỳ thi, sẽ thành công. Trẻ em phải học quanh năm, vừa học ở trường vừa học ở nhà với gia sư. Nếu học chăm chỉ, sẽ thông minh và thi đỗ.

“Người Hàn Quốc đều tin rằng trẻ phải vượt qua giai đoạn thực sự khó khăn này mới có tương lai tươi sáng”, Andreas Schleicher, giám đốc giáo dục và kỹ năng của PISA nói, ông cũng là cố vấn đặc biệt các chính sách giáo dục tại tổ chức OECD. “Đó là vấn đề về sự hy sinh ngắn hạn để có hạnh phúc lâu dài”.
Không chỉ có các bậc bố mẹ gây áp lực với con cái. Bởi vì nền văn hóa này cơ bản rất coi trọng sự tuân thủ, nghe lời và trật tự, nên áp lực từ chính các sinh viên, học sinh khác cũng rất cao. Điều này thể hiện ngay từ khi các em còn học ở những lớp dưới. Tại Hàn Quốc, cũng như nhiều nước châu Á khác, sĩ số lớp học rất đông. Các phụ huynh ở Mỹ rất không thích điều này. Nhưng ở Hàn, mục đích của họ là giáo viên dẫn dắt lớp học như một cộng đồng. Tại các trường học ở Mỹ, điều giáo viên cần tập trung là phát triển mối quan hệ cá nhân với học sinh, và xây dựng các mối quan hệ ngang hàng giữa giáo viên-sinh viên.

2Mô hình của Phần Lan: muốn thành công phải học ngoại ngữ



Các em học sinh Phần Lan đang cùng nhau biểu diễn một bài hát

Trái lại, ở Phần Lan, trường học là trung tâm của cộng đồng. Trường học không chỉ cung cấp các kiến thức giáo dục, mà cả các kiến thức xã hội.
Văn hóa Phần Lan đánh giá cao những động lực nội tại trong mỗi người và việc theo đuổi sở thích cá nhân. Trẻ em Phần Lan có một ngày học tập tương đối ngắn, nhưng lại rất phong phú các hoạt động ngoại khóa do chính nhà trường tổ chức.
Bởi vì, người Phần Lan tin rằng học tập bên ngoài lớp học là rất quan trọng. Có tới 1/3 các môn học ở trường trung học là do học sinh tự chọn, thậm chí các em có thể tự lựa chọn kỳ thi vào đại học. Đó là một nền văn hóa ít stress, ít áp lực và đánh giá cao nhiều trải nghiệm học tập khác nhau.

Nhưng nền giáo dục của Phần Lan cũng không kém phần nghiêm khắc, chặt chẽ và bị thúc đẩy bởi áp lực Phần Lan nằm giữa các cường quốc châu Âu.
“Chìa khóa cho vấn đề này chính là giáo dục”, Pasi Sahlberg, nhà giáo dục của Phần Lan nói. “Áp lực này khiến mọi người dân nghiêm túc hơn với việc học tập. Phần Lan là một đất nước song ngữ, và mọi học sinh đều phải học cả tiếng Phần Lan và tiếng Thụy Điển. Mỗi một người Phần Lan muốn thành công phải thông thạo ít nhất một ngoại ngữ nữa, thường là tiếng Anh, nhưng cũng có thể là tiếng Đức, Pháp, Nga…. Ngay cả những đứa trẻ nhỏ nhất cũng hiểu rằng không còn ai nói tiếng Phần Lan nữa, và nếu chúng muốn làm được gì đó trong đời, thì chúng phải học các ngôn ngữ khác”.
Văn hóa Phần Lan cũng có điểm chung với Hàn Quốc: đó là rất tôn trọng giáo viên và các thành tích học vấn. Ở Phần Lan, tỷ lệ chọi khi thi tuyển giáo viên vào trường là 1/10. Sau đợt đóng cửa tới 80% các trường sư phạm vào những năm 1970, chỉ những chương trình đào tạo đại học tốt nhất mới được giữ lại. Các giáo viên ở Phần Lan dạy 600 giờ/năm, dành phần thời gian còn lại để phát triển sự nghiệp, gặp gỡ đồng nghiệp, sinh viên và gia đình. Tại Mỹ, giáo viên phải lên lớp 1.100 giờ/năm, có rất ít thời gian để giao lưu, gặp gỡ sinh viên và phát triển nghề nghiệp.

Bài Viết Liên Quan

    Đăng ký nhận tin

    Đăng ký nhận các chương trình khuyến mãi và mẫu thử từ các nhãn hàng

    Tin Mới