Thứ năm, Tháng mười hai 5, 2024
spot_img

Daehangno, phố kịch nói của Seoul

Nhiều lễ hội nghệ thuật biểu diễn đã đưa các nhà nghệ thuật biểu diễn nước ngoài về tụ họp tại con phố này, cùng giao lưu tác phẩm và trao đổi quan điểm nghệ thuật với nhau. Từ Lễ hội kịch trẻ em và thanh thiếu niên, Lễ hội Assitej (Assitej Festival) đến Lễ hội nghệ thuật công diễn quốc tế Seoul (Seoul Performing Art Festival) và Lễ hội nhà hát nhỏ Daehangno (Daehangno Small Theater Festival), các lễ hội với đặc trưng khác nhau được tổ chức gần như quanh năm, biến Daehangno thành một không gian vô cùng năng động.

Được biết đến như là “Thánh địa kịch nói” của Hàn Quốc, Daehangno luôn nhộn nhịp với dòng người tìm đến con đường không xe cộ này để thưởng thức kịch hay nhạc kịch, hoặc đơn giản chỉ vì không khí đặc biệt của nó. Ban đầu, Daehangno vốn dĩ không được quy hoạch để phục vụ cho kịch nói. Năm 1975, khi Trường Khoa học Nhân văn và Trường Luật thuộc Đại học Quốc gia Seoul, tiền thân là Đại học Đế quốc Gyeongseongng (Keijo Imperial University) trong thời kì Hàn Quốc bị Nhật chiếm đóng, được di dời từ nơi này về khu Gwanak hiện nay, các toà nhà của trường bị phá hủy. Tuy nhiên, tòa nhà gạch đỏ kiểu cận đại của trường Khoa học Nhân văn lâu đời, cùng với ba cây dẻ ngựa được lưu giữ lại như một biểu tượng lịch sử và một công viên đã mọc lên tại đây, được người dân gọi là Công viên cây dẻ ngựa.

Quá trình hình thành Daehangno

Các tòa nhà gạch đỏ bắt đầu được xây dựng lên xung quanh công viên. Tại một trong những toà nhà đó, Hội quán văn nghệ (Nhà hát Nghệ thuật Arko hiện nay) đã ra đời năm 1981 và đóng vai trò then chốt trong việc phát triển con đường này thành trung tâm kịch nghệ của Hàn Quốc. Sau đó, trong thập niên 80, Nhà hát Samtoh Blue Bird, Nhà hát Marronnier lần lượt ra đời và hơn 10 nhà hát nhỏ nằm ở khu đại học Sinchon như Nhà hát nhỏ Batangol, Trung tâm Nghệ thuật Dongsoong, Nhà hát nhỏ Yeonwoo và Nhà hát nhỏ Daehangno cũng được chuyển về đây để có được giá thuê thấp hơn.

Không những nhà hát, các cơ quan hay tổ chức văn hóa và nghệ thuật lớn như Uỷ ban Văn hoá Nghệ thuật Hàn Quốc và Hiệp hội Kịch nghệ Hàn Quốc cũng có mặt tại nơi này và nhanh chóng trở thành địa điểm văn hoá mới. Đúng lúc đó, các quy định về việc thành lập và tổ chức cơ sở biểu diễn quy mô nhỏ ở trung tâm Seoul cũng được hoàn thiện, dẫn đến sự ra đời hàng loạt của các nhà hát nhỏ, văn phòng kịch đoàn và các cơ sở văn hóa khác nhau. Hình tượng “Phố kịch nói”, cũng chính là bản sắc quan trọng nhất của Daehangno, đã ra đời trong bối cảnh đó.

Khi chính quyền thành phố Seoul chính thức thông qua tên gọi Daehangno vào năm 1985, họ hy vọng sẽ xây dựng nơi đây thành một điểm đến văn hóa toàn cầu như Montmartre của Paris – thánh địa của mĩ thuật cận đại, Harajuku của Tokyo – khu thời trang văn hoá số một của Nhật Bản, và Piccadilly Circus của Luân Đôn. Kết quả là Daehangno ngày nay đã trở thành khu phố kịch nghệ danh tiếng trong giới nghệ sĩ biểu diễn trên toàn thế giới và kế hoạch đầy tham vọng của chính quyền thành phố xem như đạt được thành quả lớn theo một chiều hướng khác.

Từ sau đó, Daehangno trở thành con đường cấm xe hơi hoàn toàn vào ngày cuối tuần. Nhờ vào quyết định này của thành phố Seoul, các lễ hội văn hoá trên con đường này hoạt động sôi nổi hơn, nhiều triển lãm, trò chơi dân gian, thi ngâm thơ và các buổi biểu diễn được tổ chức tại quảng trường trước tòa nhà Uỷ ban Văn hoá Nghệ thuật Hàn Quốc. Hình ảnh mới của phố kịch nói Daehangno là “Đường phố của lễ hội, đường phố của tuổi trẻ”. Tiếp theo đó, một loạt các công trình văn hóa và tiện nghi như tác phẩm điêu khắc mang tính biểu tượng, bản tin poster công diễn, quầy vé (ticket box), đèn đường, ghế dài… được lắp đặt trên đường phố. Với màn trình diễn ngoài trời tại Công viên Marronnier thu hút đám đông trong suốt tuần, Daehangno luôn giữ vững vị thế của một trung tâm nghệ thuật biểu diễn với các chương trình biểu diễn liên tục quanh năm.

Tầng lớp khán giả ngày càng đa dạng

Nếu trong quá khứ, Daehangno là đường phố của tuổi trẻ nơi tập trung lứa tuổi 20-30 thì giờ đây, nó thu hút các nhóm tuổi đa dạng khác nhau. Mặc dù tầng lớp khán giả trẻ tuổi vẫn thống lĩnh nhưng lượng khán giả gia đình có trẻ em cũng như các cặp vợ chồng trung niên đang gia tăng đáng kể. Điều này cũng cho thấy sự phong phú và đa dạng của các điểm tham quan ở nơi đây. Sau khi đến thăm công viên Naksan hoặc làng tranh tường Ihwa, du khách thường đến khu vực này khám phá các con ngõ nhỏ hoặc xem biểu diễn. Chợ phiên Philippines được tổ chức vào mỗi Chủ Nhật trước nhà thờ gần vòng xoay Hyehwa–dong là một điểm thu hút vô cùng độc đáo. Lao động nhập cư từ Philippines tụ tập tại đây để giao lưu và bán nhiều hàng hoá đa dạng như nguyên liệu thực phẩm của nước mình, tạp hoá, đồ điện gia dụng… Được mệnh danh là “Little Manila”, chợ phiên này đã hoạt động hơn 20 năm và đây là sự kiện độc đáo thu hút nhiều người đến xem.

Nếu trong quá khứ, Daehangno là đường phố của tuổi trẻ nơi tập trung lứa tuổi 20-30 thì giờ đây, nó thu hút các nhóm tuổi đa dạng khác nhau. Mặc dù tầng lớp khán giả trẻ tuổi vẫn thống lĩnh nhưng lượng khán giả gia đình có trẻ em cũng như các cặp vợ chồng trung niên đang gia tăng đáng kể. Điều này cũng cho thấy sự phong phú và đa dạng của các điểm tham quan ở nơi đây. Sau khi đến thăm công viên Naksan hoặc làng tranh tường Ihwa, du khách thường đến khu vực này khám phá các con ngõ nhỏ hoặc xem biểu diễn.

Chợ phiên Philippines được tổ chức vào mỗi Chủ Nhật trước nhà thờ gần vòng xoay Hyehwa–dong là một điểm thu hút vô cùng độc đáo. Lao động nhập cư từ Philippines tụ tập tại đây để giao lưu và bán nhiều hàng hoá đa dạng như nguyên liệu thực phẩm của nước mình, tạp hoá, đồ điện gia dụng… Được mệnh danh là “Little Manila”, chợ phiên này đã hoạt động hơn 20 năm và đây là sự kiện độc đáo thu hút nhiều người đến xem.

Đặc biệt gần đây, các lễ hội nghệ thuật biểu diễn quốc tế diễn ra quanh năm ở Daehangno, quy tụ nghệ sĩ đến từ khắp nơi trên thế giới. Hàng năm vào tháng Giêng, Daehangno được đánh thức với lễ hội ASSITEJ dành cho trẻ em và thanh thiếu niên. Tháng 3 được bắt đầu với sân khấu mới của các nhà nghệ thuật mới nổi như New Stage, ARKO Young Art Frontier.

Tiếp theo là Hội thảo đạo diễn sân khấu Châu Á (Asia Theater Director’s Workshop) với sự góp mặt của ba quốc gia Hàn-Trung-Nhật, và các tác phẩm đoạt giải trong cuộc thi Văn nghệ Tân Xuân do các tờ báo lớn của Hàn Quốc tài trợ được đưa lên sân khấu. Liên hoan kịch Seoul (Seoul Theater Festival) được tổ chức trong tháng 4 đến tháng 5, sau đó là Liên hoan kịch bên lề Seoul (Seoul Marginal Theatre Festival) trong tháng 7 đến tháng 8, Lễ hội biểu diễn đường phố Daehangno (Daehangno Street Performance Festival) trong tháng 9, Lễ hội nghệ thuật biểu diễn Seoul (Seoul Performing Arts Festiva) và Liên hoan Nhà hát nhỏ Daehangno (Daehangno Small Theater Festival) trong tháng 10 và tháng 11. Các lễ hội với đặc trưng và quy mô đa dạng được tổ chức liên tục, biến Daehangno thành một khu vực đầy sáng tạo và năng động.

Thật vậy, Daehangno là hiện thân của niềm đam mê và tầm nhìn của giới văn hóa nghệ thuật Hàn Quốc. Thông qua khu phố này, chúng ta có thể dự đoán xu hướng thị trường biểu diễn trong nước và nơi này đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành nền tảng cho chính sách văn hóa nghệ thuật của chính phủ. Nhưng trên tất cả, Daehangno ngày nay là nơi các diễn viên trẻ và bạn trẻ muốn trở thành diễn viên bay bổng ước mơ, đau khổ, thất bại và trau dồi kỹ năng của mình.

Bài Viết Liên Quan

    Đăng ký nhận tin

    Đăng ký nhận các chương trình khuyến mãi và mẫu thử từ các nhãn hàng

    Tin Mới