Thứ Tư, Tháng Tư 24, 2024
spot_img

Yun Gyeong-Nam, người gìn giữ mùi vị tương 300 năm của gia đình

Kimchi tương và kimchi cà tím được làm từ nước tương là hai món ăn ngon đặc biệt thuộc sở hữu riêng của gia đình Yun. Kimchi tương là thức ăn được làm bằng cách thái củ cải, bắp cải thảo, rau cần, tỏi xanh, hạt dẻ, lê rồi chan nước được nêm từ nước tương gia truyền và ăn ngay. Vị của tương khiến cho món này vừa gắt cổ lại vừa mát. Điểm đặc biệt của món kimchi cà tím nằm ở chỗ là thay vì ướp cà trong nước muối thì họ lại chần sơ cà qua nước sôi. Họ rọc hình dấu thập lên thân những miếng cà được cắt với độ dài vừa phải rồi chần sơ qua nước sôi, sau đó trộn vào đó hẹ, tỏi, gừng, bột ớt, và nước tương gia truyền rồi ướp lại.

Đặc trưng của món này chính là vừa có cà mang tính hàn, vừa có hẹ mang tính nhiệt và tương dung hòa cân đối lại hai tính đó. Bà Yun tâm sự: “Từ nhỏ trong nhà tôi đã có rất nhiều thực khách nên đến tận bây giờ tôi không sợ phải đãi khách đâu. Nhưng đôi lúc tôi thấy hối hận vì mình đã không học từ bà và mẹ chăm chỉ hơn. Mẹ tôi hay dùng rau cần quấn chặt quanh các loại nguyên liệu khác làm thành các món ăn đẹp như hoa rồi dâng lên bàn ăn cho khách. Lúc thấy mẹ làm như thế tôi tự nhủ mình cũng sẽ làm, nhưng giờ thì không ai làm được như vậy cả.”

Nhà cổ Myeongjae được thương mại hóa đã giúp cho mọi người có cái nhìn tôn trọng hơn đối với khu nhà dành riêng cho phụ nữ, cũng như những người phụ nữ và người giúp việc sinh hoạt tại khu nhà này. So với quy mô của ngôi nhà thì khoảng cách từ nhà bếp đến phòng dành cho khách rất ngắn và không gian nấu nướng rất rộng. Nhà bếp đều có cửa thông ra bốn phía. Bức tường ngăn cách giữa khu phòng nữ và phòng nam rất thấp để cho những người phụ nữ trong nhà đứng từ trong khu phòng nữ nhìn ra có thể đếm được có bao nhiêu khách đang ở ngoài.

Bà Yun chia sẻ tiếp: “Tôi còn nhớ là bà tôi hay đi ra đi vào một mình ở nhà kho, cũng là nhà chế biến thức ăn sau gian bếp. Bà nói, “Ta đến xem các hạt tương có tốt không”, và cười thật tươi, hình ảnh đó thật ấm áp biết bao. Niềm tự hào về bà đã giúp cho những phụ nữ trong ngôi nhà này sống rất hạnh phúc”. Ông của bà Yun thường nói, “Mẹ chồng tồi thì bắt con dâu phải làm dâu”, và đã hết lòng hết dạ giúp đỡ cho mẹ của bà. Nếu con dâu phạm lỗi thì ông cho rằng trách nhiệm thuộc về những người lớn đã không dạy dỗ đến nơi đến chốn trước khi con dâu gây ra lỗi nên cứ thế để yên mọi chuyện và cho qua. Vì phụ nữ cũng có tiếng nói và phải sống nên không hề có hiện tượng phân biệt đối xử giữa nam và nữ trong gia đình này. Nghe bà Yun Gyeong-nam kể như vậy, tôi bỗng nhớ đến câu nói xưa, “Nhà có tương ngọt là nhà có phúc”.

Người có công trong việc tạo ra động cơ để thương mại hóa nước tương và tương đậu vốn chỉ dùng để làm thức ăn của họ chính là nhà nghiên cứu về ẩm thực truyền thống đã khuất Hwang Hye-seong. Bà Hwang đã nghe nhiều về nét hấp dẫn của tương cốt do gia đình họ Yun làm ra, và khi nếm thử thì đã nói một câu rằng, “Tại sao thứ tốt thế này lại không mang ra ngoài chứ?”. Chưa hề nghĩ đến chuyện này nên bà Yun có phần do dự, nhưng vì những chuyên gia nếm thử đã khen ngon nên vài năm trước, cuối cùng bà cũng đã mạnh dạn thử sức. Vì nhà cổ Myeongjae nằm ở phía đông của hyanggyo (trường làng) nên bà chọn thương hiệu là Gyodong (giáo đông, tức phía đông ngôi trường), bắt đầu đóng chai nước tương thành loại 900 ml và 500 ml, và lọ tương đậu thành loại 450 gram và 900 gram và bán ra thị trường. So với tương đậu thì nước tương được yêu chuộng hơn.

“Có lần bạn tôi dẫn cháu gái đến nhà tôi chơi. Do không có món ăn vặt nào nên tôi cứ lấy bánh bột gạo (garaetteok) chấm với nước tương ra đãi. Trẻ con vốn thích các món ăn nhanh nên tôi cũng lo nó sẽ không thích món đó. Nhưng con bé ăn một miếng, hai miếng rồi ăn sạch như muốn liếm luôn cả chiếc đĩa. Ăn xong nó bảo, “Cái này đâu phải là nước tương. Nó ngọt mà!”, khiến bạn tôi cũng ngạc nhiên.”

Bài Viết Liên Quan

    Đăng ký nhận tin

    Đăng ký nhận các chương trình khuyến mãi và mẫu thử từ các nhãn hàng

    Tin Mới