Thứ tư, Tháng mười hai 25, 2024
spot_img

Bảo tàng lịch sử nhà tù Seodaemun ở Hàn Quốc

Đôi nét về bảo tàng lịch sử nhà tù Seodaemun

Bảo tàng là nơi lưu giữ và trưng bày nhà tù Seodaemun – nơi đã chứng kiến những đau thương mà dân tộc Hàn quốc đã trải qua trong những giai đoạn lịch sự hiện đại. Chính ở nơi đây, những nhà hoạt động dân chủ và đấu tranh giành độc lập đã bị bắt giam và tra trấn dã man.

Trải qua bao thống khổ, Hàn quốc cuối cùng cũng đã giành được độc lập và dân chủ. Và có thể nói, Bảo tàng lịch sử nhà tù Seodaemun chính là một nhân chứng sống cho những năm tháng kiên cường bất khuất đấu tranh giành độc lập và tự chủ của Hàn quốc.

Lịch sử của Bảo tàng

  • 21/10/1908: Ra đời với tên gọi Gyeongseong Gamok (Nhà tù Gyeongseong)
  • 3/9/1912: Đổi tên thành Seodaemun Gamok (Nhà tù Seodaemun)
  • 5/5/1923: Đổi tên thành Seodaemun Hyeongmuso (Nhà tù Seodaemun)
  • 21/11/1945: Đổi tên thành Seoul Hyeongmuso (Nhà tù Seoul)
  • 23/12/1961: Đổi tên thành Seoul Gyodoso (Trại giam Seoul)
  • 7/7/1967: Đổi tên thành Seoul Guchiso (Nhà tù Seoul)
  • 15/11/1987: Seoul Guchiso chuyển địa điểm về Uiwang-si, Gyeonggi-do
  • 27/2/1988: Được xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia (Số 324)
  • 5/11/1998: Ra đời Khu trưng bày lịch sử – nhà tù Seodaemun
  • 6/3/2007: Được công nhận là Bảo tàng chuyên đề hạng 1 (số 37)
  • 18/10/2007: Được phong là Cơ sở tưởng niệm quốc gia (số 10-1-23)
  • 5/11/2010: Thay đổi và sắp xếp lại cơ sở vật chất đem trưng bày
  • 1/4/2013: Mở bảo tàng triển lãm tái hiện các hoạt động đấu tranh giành độc lập của phụ nữ

Phòng tìm kiếm thông tin

Đây là nơi mọi người có thể tìm kiếm và đọc về mọi thông tin liên quan đến Bảo tàng lịch sử nhà tù Seodaemun

Phòng Lịch sử Nhà tù

Căn phòng trưng bày những sự thay đổi của nhà tù, đồng thời lưu giữ những bằng chứng sống về chế độ cai trị thuộc địa tàn bạo của Đế quốc Nhật, và những phong trào dân chủ của nhân dân chống chế độ độc tài cùng nhiều video khác có liên quan

Rạp hát

Video ghi lại lịch sử 80 năm của rạp hát từ năm 1908-1987 và những mối liên quan của rạp hát với nhà tù Seodaemun.

Thời gian chiếu phim: Cứ mỗi 1.5 tiếng, phim lại được chiếu một lần.

Thời lượng: 7 phút.

Phòng Kháng chiến toàn quốc I

Căn phòng trưng bày những diễn biến có liên quan tới nhà tù Seodaemun trong phong trào độc lập và sự đàn áp của Đế quốc Nhật từ cuối triều Daehan tới năm 1919.

Phòng Kháng chiến toàn quốc II

Căn phòng dành để tưởng niệm tới những người đã kiên cường đấu tranh giành độc lập

Phòng Kháng chiến toàn quốc III

Căn phòng trưng bày diễn biến có liên quan tới nhà tù Seodaemun từ Phong trào độc lập từ 1 tháng 3 năm 1919 tới ngày giải phòng năm 1945. Đồng thời căn phòng cũng trưng bày những thông tin tiểu sử về những người đã đấu tranh vì độc lập từng bị giam giữ ở nhà tù

Đây là phòng hỏi cung nằm ngay dưới Phân khu An ninh thời Nhật thuộc. Căn phòng tái hiện những cuộc tra tấn có thật trong quá trình hỏi cung những người đấu tranh cách mạng bị bắt giam đồng thời ghi lại lời chứng thực của những người còn sống sót sau chiến tranh, để đảm bảo tính xác thực cho sự đàn áp của tầng lớp thống trị thời bấy giờ.

Thí nghiệm bóng ảnh

Khuôn mặt của khách tham quan sẽ được đưa vào video dưới dạng bóng, giúp họ có cảm giác đang được tận mắt chứng kiến phong trào đấu tranh giành độc lập thời bấy giờ.

Tòa nhà tù trung tâm

Tòa nhà này trước đây từng được dùng để theo dõi và quản lý toàn bộ cơ sở vật chất của khu vực bằng cách kết nói đến nhà tù số 10,11 và 12.

Phòng cai ngục

Địa điểm này tái hiện Nhà tù Seodaemun với hình cai ngục mô phỏng.

Cuộc sống trong tù

Căn phòng tái hiện lại bữa ăn, quần áo, cuộc sống hàng ngày của tù nhân và những ghi chép của họ khi ở trong tù.

Nhà tù

Tại đây khách du lịch có thể chứng kiến diện mạo nguyên thủy của nhà tù – nơi giam cầm những nhà đấu tranh đòi tự do và các nhà hoạt động dân chủ.

Nhà tù số 12

Tại đây có 3 ô xà lim đơn. Nơi đây cũng mô phỏng và trưng bày các cách truyền tin bằng mật mã của các tù nhân cách mạng như “Nói chuyện qua gõ tường” hay “Đấu tranh trong ngục”.

Nhà tù số 11

Địa điểm trưng bày kết cấu của các ô xà lim. Các khách du lịch cũng có thể bước vào các ô xà lim này để trải nghiệm cảm giác cuộc sống trong tù.

Nhà khổ sai

Đây là nơi tù nhân bị đưa đến để lao động khổ sai

Thước phim cảnh khổ sai

Tại tòa nhà này, du khách sẽ có dịp được xem một video trình chiếu cảnh đế quốc Nhật ra sức bóc lột sức lao động của các tù nhân để sản xuất hàng hóa và vũ khí cho chúng

Triển lãm hoạt động khổ sai

Đây là nơi trưng bày các loại hình lao động cùng các ghi chép và các di tích của nhà tù trong thời kỳ cai trị của Đế quốc Nhật

Triển lãm đặc biệt về các nhà hoạt động đấu tranh giành độc lập của tháng

Hàng tháng, Bộ Yêu nước và Cựu chiến binh chọn ra một chiến sĩ cách mạng của Tháng và chạy chương trình này suốt cả năm.

Tượng đài tôn vinh

Tên tác phẩm: Chiếc bình đựng linh hồn Tổ quốc

Nghệ sĩ: Lim Seung-O (2010)

Tác phẩm được ra đời nhằm tôn vinh và tưởng nhớ đến linh hồn các liệt sĩ đã hi sinh trong khi bị giam giữ tại tù Seodaemun. Bên trong chiếc bình cũng ghi lại tên tuổi của các liệt sĩ.

Địa điểm hành quyết – Cửa giấu xác

Địa điểm hành quyết

Đây là nơi thi hành án của rất nhiều các chiến sĩ cách mạng và các chiến sĩ của phong trào dân chủ (được xây dựng năm 1932)

Cửa giấu xác

Để che giấu những tội ác của mình, quân Nhật phi tang xác tù nhân qua 1 con đường bí mật sau khi hành quyết tù nhân.

Gyeokbyeokjang (Khu tập luyện)

Đây là khu tập luyện thể dục của tù nhân. Tuy nhiên, để đảm bảo việc giám sát và tránh sự trao đổi thông tin giữa tù nhân, quân Nhật còn xây dựng những bức tường ngăn cách giữa các nơi tập luyện của từng tù nhân. Gyeokbyeokjang được xây dựng năm 1922, bị phá hủy năm 1988 và phục dựng lại vào năm 2011.

Tù nhân nữ

 

Ảnh tù nhân

Đây là nhà tù dành riêng cho các nữ tù nhân cách mạng, được xây dựng năm 1918 và sử dụng tới tận năm 1979 trước khi bị phá hủy. Năm 1990, công tác khai quật đã khám phá ra các khu vực tầng hầm của nhà tù này và đến năm 2009, nhà tù được phục dựng dựa trên bản vẽ gốc trước kia. Nhà tù được mở để đón khách du lịch từ ngày 1/4/2013 và phục vụ như một bảo tàng triển lãm dành riêng cho các nữ cách mạng

Nhà bếp (Khu triển lãm, Cửa hàng lưu niệm của bảo tàng)

Đây là nơi nấu ăn của khu, nơi sẽ cung cấp đồ ăn cho các tù nhân ở trong tù. Nhà bếp được xây dựng vào những năm 20 của thế kỉ XX, bị dỡ bở năm 1988 và được phục dựng lại năm 2010. Phía trong nhà bếp là khu vực đun nước và triển lãm các hiện vật của thời kỳ lịch sử cũng như bán các đồ lưu niệm.

Bài Viết Liên Quan

    Đăng ký nhận tin

    Đăng ký nhận các chương trình khuyến mãi và mẫu thử từ các nhãn hàng

    Tin Mới