Thứ tư, Tháng Một 22, 2025
spot_img

Đa số người Hàn đều mê gạo lứt

Chị Sang là kế toán viên, theo thực dưỡng vì muốn giảm cân như bạn bè mách với nhau. Ở nhà mẹ chị đã ăn gạo lức. Mỗi lần về nhà thấy mẹ ăn gạo lức, chị cũng ăn theo. Có lần chị đi ngang Thực Dưỡng Khai Minh thấy có chữ cơm lức trên bảng hiệu nên tò mò vào ăn thử.

Khi vào tiệm, chị rất ngạc nhiên là thấy nhiều người đến ăn và trong thực đơn có mấy chục món từ cơm, cháo đến bún, phở, bánh bèo, bánh xèo… làm từ gạo lức, không khác gì thực đơn của một nhà hàng. Ở đây chị được nhân viên và người chủ tiệm tư vấn kỹ lưỡng, giải thích nhiều nên chị hiểu hơn về thực dưỡng. Chị hiểu thêm là gạo lức không những giúp giảm cân mà còn chữa lành những bệnh đang mang trong người.
Qua tìm hiểu, chị quyết định ăn theo số 7 (tức chỉ ăn gạo lức muối mè mà không ăn bất kỳ thứ gì khác) trong vòng 49 ngày. Trong khi ăn số 7, chị thấy cuộc sống từ từ thay đổi theo chiều tích cực hơn, tốt hơn và bệnh tình cũng giảm đi nhiều. Có một điều đáng nói là cơ may đến khi chị ăn số 7 gần tròn một tháng, đó là chị có được việc làm rất tốt ở một công ty lớn. Trước đó chị đã làm công việc kế toán hơn 20 năm và nghỉ việc ở nhà khoảng 2 năm.
Qua 49 ngày chị giảm được 5 kg. Chỉ ăn gạo lức muối mè nhưng sức khỏe tốt, làm việc không thấy mệt, cảm thấy vui vẻ. Như vậy là có hiệu quả, chị có được niềm tin với thực dưỡng. Sau 49 ngày này, chị ăn ra, tức ăn thêm thức ăn khác, nhưng chị vẫn giữ nền tảng thức ăn chính là gạo lức.
Ngày đầu tiên sau 49 ngày “luyện công” số 7, chị ăn gỏi cuốn ở Khai Minh và cảm thấy ngon vô cùng, sơn hào hải vị cũng không sánh bằng. Kể từ đó, chị ăn rất ngon miệng nên phải dặn lòng mình kiềm chế bớt.
Chị thường hay lo âu, gặp chuyện là lo lắng cứ tăng dần, làm tim đập nhanh, dẫn đến ngất xỉu, thường bị cấp cứu vì lý do này. Đó là biểu hiện của chứng bệnh rối loạn lo âu mà chị đã mắc nhiều năm nay và ngày nào cũng phải uống thuốc. Vậy mà sau 2 tuần ăn số 7, chị đã bỏ hoàn toàn việc uống thuốc hàng ngày. Chị mừng lắm. Nhưng sau khi ăn ra một thời gian, không may gia đình gặp chuyện không vui nên bệnh lo âu tái phát và chị phải uống thuốc trở lại. Chị muốn ăn lại số 7 nhưng không dễ chút nào. Chị tin một ngày nào đó chị sẽ ăn lại số 7.
Chị đang chuyển gia đình dần dần ăn theo thực dưỡng. Gia đình không còn sử dụng bột ngọt, bột nêm, hóa chất, cố gắng dùng những thức ăn gần gũi với tự nhiên. Thay vào đó chị dùng những gia vị của thực dưỡng như nước tương tamari (làm từ đậu nành lên men với muối biển, để 3 năm sau mới sử dụng), tương miso, và những thực phẩm thiên nhiên như gạo sạch, rau củ sạch, rong biển… Hàng ngày buổi sáng và buổi trưa chị ăn cơm lức hoặc các sảm phẩm từ gạo lức và buổi chiều phải ăn cơm chung với gia đình. Chồng chị ủng hộ việc ăn theo thực dưỡng, tuy nhiên, hai người con của chị vẫn còn ăn cơm trắng, nên trong mâm cơm gia đình thường có cả cơm lức lẫn cơm trắng.
Từ khi ăn thực dưỡng cơ thể nhạy cảm hơn đối với hóa chất và thực phẩm mất quân bình. Mấy hôm đi chơi ăn kem lạnh, ăn trái cây hơi nhiều, về nhà cơ thể phản ứng liền, làm cả cuống họng đỏ ửng giống như viêm. Chị phải dùng những phụ phương của thực dưỡng để giải như ngậm mơ muối, ngậm chanh muối, khò muối hầm và ăn bột sắn dây với tương tamari. Sau vài ngày mới khỏi. Sự nhạy cảm này giúp ích rất nhiều cho cơ thể, báo hiệu thức ăn không có lợi cho sức khỏe đang xâm nhập cơ thể, giống như tín hiệu đèn đỏ giao thông.

Bài Viết Liên Quan

    Đăng ký nhận tin

    Đăng ký nhận các chương trình khuyến mãi và mẫu thử từ các nhãn hàng

    Tin Mới