Chủ Nhật, Tháng Năm 19, 2024
spot_img

Hàn Quốc: Phát hiện bức tranh Bồ tát Quán Thế Âm thế kỷ 16

Đức Bồ tát Quán Thế Âm đang tư thế tĩnh tọa bắt chéo chân trên một hoa sen với một ấn tượng đức hạnh và dịu dàng. Đôi mắt từ bi của Ngài đang hướng về Thiện Tài Đồng Tử đang cung kính chắp tay. Thiện Tài đi qua một vòng thế giới sanh diệt, tiếp xúc với mọi giới xong, Thiện Tài được Trí tuệ của Bồ tát Văn Thù soi sáng, dìu dắt đến diện kiến Bồ tát Quán Thế Âm. Bấy giờ tâm Thiện Tài Đồng Tử đã bắt gặp được tâm Đại Từ Đại Bi vô lượng vô biên của Bồ tát Quán Thế Âm.

Trong lúc Bồ tát đang thuyết pháp cho vị sư trẻ, thần Karttikeya mạnh mẽ đang bảo vệ Ngài. Một đóa sen vàng nở từ mặt nước và một con chim trên bầu trời đang ngậm một bông hoa trong miệng làm tăng thêm vẻ đẹp cho bức tranh.

Có 4 bức tranh Bồ tát Quán Thế Âm như thế này được vẽ trong triều đại trên đã được tìm thấy cho đến nay.

Bức tranh vừa mới tìm thấy này là duy nhất trong số 4 bức miêu tả đức Bồ tát Đại Từ Đại Bi trong tư thế chân bắt chéo.

Bồ tát Quán Thế Âm trong các bức tranh vẽ trong triều đại Goryeo thường uốn cong một chân lên và hạ chân kia xuống. Trong các bức tranh được vẽ trong triều đại Joseon, Ngài thường nâng một đầu gối về phía trước và đặt một tay lên đó.

“Dựa trên các kỹ thuật được sử dụng để vẽ khuôn mặt bầu bĩnh, phác thảo rõ ràng, và phân cấp của hoa sen, tôi cho rằng bức tranh được vẽ vào giữa thế kỷ 16”. Theo Cư sĩ Jeong Woo-take, có 6-7 bản in gỗ tương tự như bức tranh này, bao gồm cả những bức trong chùa Guin, nhưng một bức tranh như thế này chưa bao giờ được tìm thấy.

Bức tranh này, gần đây đã được tìm thấy ở Nhật Bản, được cho là đã được vẽ tại Hàn Quốc vào giữa thế kỷ 16 trong triều đại Joseon.

Bức tranh mới được tìm thấy này được vẽ trên vải gai có kích thước 119,2 cm x 70,9 cm. Bức tranh có đặc điểm điển hình của tranh Phật giáo; nền đỏ và một phác thảo vàng được vẽ một cách cẩn thận. Jeong đánh giá bức tranh khi cho rằng, “Bức tranh này là một ví dụ đại diện của Hàn Quốc diễn giải lại các bức tranh của Trung Quốc. Nó bổ sung vào sự đa dạng của bức tranh Phật giáo được vẽ trong giai đoạn đầu triều đại Joseon”.

_____Thích Vân Phong ____

Bài Viết Liên Quan

    Đăng ký nhận tin

    Đăng ký nhận các chương trình khuyến mãi và mẫu thử từ các nhãn hàng

    Tin Mới