Người Hàn thường nói vui rằng “Thứ nhất Kimchi, thứ nhì Kimbap” – Kimbap là món cơm cuộn rong biển mà “Kim” là để chỉ lá rong biển cuốn bên ngoài.. Có hai loại rong biển phổ biến đó là rong biển Kim (thực tế là một loại tảo) và rong biển Miyeok. Khác với Miyeok chỉ dùng được để nấu canh, rong biển Kim là thứ nguyên liệu có phần “thần kỳ” hơn, có thể chế biến đa dạng thành nhiều dạng dùng cho nhu cầu hàng ngày.
Rong biển – Nguyên liệu thần kỳ trong văn hóa và ẩm thực Hàn Quốc
Việc trồng rong biển bắt đầu tại Hàn Quốc vào đầu thế kỷ 17, ban đầu chỉ dùng như một loại rau. Sau này, với những cải tiến về công nghệ và nhu cầu tiêu dùng, rong biển được chế biến thành nhiều cách hơn. Từ rong biển quấn cơm truyền thống, người hàn đã phát triển thành các dòng sản phẩm rong biển ăn liền, Snack rong biển, kẹo rong biển,.. và kéo theo sự phát triển mạnh của ngành xuất khẩu sản phẩm rong biển ra toàn thế giới.
Quận Seochoen-gun được chính phủ dành riêng để phát triển sản xuất sản phẩm rong biển và chịu sự giám sát, kiểm tra chất lượng khắt khe từ Bộ và Hiệp hội thủy sản Hàn Quốc. Song song với hình thức sản xuất công nghiệp, một số cơ sở vẫn gìn giữ phương pháp sản xuất truyền thống như một sự trân trọng văn hóa lâu đời.
Quận Seochoen-gun được chính phủ dành riêng để phát triển sản xuất sản phẩm rong biển và chịu sự giám sát, kiểm tra chất lượng khắt khe từ Bộ và Hiệp hội thủy sản Hàn Quốc.
Rong biển giống như một niềm tự hào của Hàn Quốc, dù nhiều quốc gia như Nhật Bản, Trung Quốc,… có khí hậu tương tự, song chỉ Hàn Quốc mới có thể sản xuất ra rong biển có chất lượng tốt nhất với sản lượng lớn.
Người Hàn thậm chí còn xây bảo tàng Laver (seaweed) Museum là nơi là nơi gìn giữ và phát huy văn hóa ẩm thực truyền thống của Hàn Quốc, đồng thời giới thiệu đến du khách trong và ngoài nước về các loại sản phẩm lá kim.