Ngày tết của Hàn Quốc có khác nhiều so với ngày Tết ở Việt Nam hay không? Hôm nay, sẽ giúp bạn tìm hiểu sự giống và khác nhau về phong tục và nghi lễ ngày Tết của Hàn Quốc và Việt Nam. Hãy cùng theo dõi bài viết các bạn nhé!
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÀY TẾT TẠI VIỆT NAM VÀ HÀN QUỐC
Tết tại Việt Nam
Mọi người đến chùa cầu phúc hái lộc đầu năm
Ở nước ta, Tết âm lịch hay còn được gọi là Tết Nguyên Đán là ngày lễ lớn nhất trong năm. Từ “Tết” bắt nguồn từ chữ Hán tự là “Tiết”. Tết là sự kết nối giữa gia đình, dòng họ, tổ tiên,…Thông thường, trong ngày Tết người Việt sẽ cố gắng giảm bớt sự phẫn nộ, tức giận và luôn giữ cho mình thái độ điềm tĩnh, thận trọng vì họ tin rằng ngày đầu năm mới sẽ quyết định tất cả vận may, vận xui của một năm đó. Ở Việt Nam, ngày lễ đón Tết được bắt đầu bằng việc dâng hương cúng Ông Công, Ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp.
Tết tại Hàn Quốc
Làm bánh bột gạo thờ cúng gia tiên
Ở Hàn Quốc trước đây là quốc gia nông nghiệp vì vậy ngày mùng 1 Tết được cũng được coi là thời điểm đánh dấu vận may nên phải thận trọng không được hành động cẩu thả, bừa bãi. Tuy nhiên, các công việc chuẩn bị đón mừng Tết đầu năm của người Hàn không nhiều như Việt Nam chỉ khi gần tới cuối tháng chạp họ mới đi chợ tết chủ yếu là mua thịt, cá, trái cây,… để làm lễ vật cúng đầu năm. Phụ nữ Hàn sẽ là người đảm nhận việc chuẩn bị thức ăn, làm bánh, thu dọn nhà cửa,…Ngày xưa, Hàn Quốc cũng có tục cúng Ông Táo vào ngày 23 tháng chạp nhưng đến nay tục lệ này đã không còn nữa.
SỰ KHÁC BIỆT CỦA TẾT VIỆT VÀ TẾT HÀN
Dưới đây là một số điểm khác biệt chi tiết của ngày Tết giữa Việt Nam và Hàn Quốc:
Phong tục Tết tại Việt Nam
Phong tục ngày Tết đầu tiên chúng ta phải kể đến là truyền thống đạo hiếu với tổ tiên, ông bà, cha mẹ bằng việc đi tảo mộ. Ngày xưa cứ đến gần ngày tất niên, người Việt sẽ lấy một cây tre tươi còn ngọn và lá trồng trước sân hay còn được gọi là cây nêu. Trên ngọn cây, họ thường treo những chiếc chuông khánh bằng đất nung có thể phát ra âm thanh để xua đuổi ma quỷ. Đây là những tín ngưỡng theo Phật giáo của dân tộc Việt.
Phong tục làm bánh chưng, bánh dày
Tiếp theo chúng ta có thể kể đến là tục lệ làm bánh chưng, bánh dày, một trong những món ăn không thể thiếu trong ngày tết Nguyên Đán. Trong đó, bánh chưng có màu xanh, hình vuông tượng trưng cho đất, bánh dày có hình tròn, màu trắng tượng trưng cho trời. Cả 2 món ăn đều được làm với thành phần chính là gạo thể hiện tinh thần uống nước nhớ nguồn của người dân Việt Nam.
Thứ ba, chúng ta không thể không nhắc đến tục lệ cúng Ông Công, Ông Táo tiễn Táo quân về trời vào ngày 23 tháng chạp. Tục lệ này được lưu truyền với ý nghĩa, mong muốn người dân có một cuộc sống đầy đủ an cư lạc nghiệp.
Cuối cùng là đêm giao thừa người Việt Nam sẽ không ngủ thức cùng nhau để làm lễ trừ tịch bỏ đi hết những điều xấu, không may trong năm cũ để đón những điều tốt đẹp và mới mẻ của năm mới. Trên bàn thờ được bày đầy đủ các loại bánh mứt, bánh chưng, bánh dày, bánh tét, mâm ngũ quả. Sau lễ trừ tịch, mọi người sẽ xuất hành đến chùa dâng hương cầu nguyện cho gia đình một năm mới an khang thịnh vượng và bẻ một cành lộc với hi vọng năm mới sẽ làm ăn phát đạt, học hành tấn tới, may mắn.
Phong tục Tết của người Hàn Quốc
Nếu như đi du học Hàn Quốc thì bạn cần phải biết một điều rằng người Hàn Quốc có ngày lễ Tết ngắn hơn so với người Việt Nam chỉ được nghỉ có 3 ngày từ ngày cuối cùng năm cũ đến ngày mùng 2 năm mới. Trong ngày cuối cùng của năm cũ họ sẽ cùng nhau dọn dẹp, trang hoàng lại nhà cửa, nấu nướng và chuẩn bị những công việc mang tính nghi lễ truyền thống cũng như tắm nước nóng với mong muốn gột rửa những điều không may mắn trong năm cũ.
Trong đó, phụ nữ sẽ đảm nhiệm công việc đi chợ tết mua sắm lễ vật thờ cùng, chuẩn bị thức ăn, làm bánh bột gạo, tu sửa nhà cửa và công việc của nam giới là sửa sang, dán giấy viết các chữ may mắn hoặc tuế họa vẽ các vị tiên, các con vật có sức mạnh lên cửa để xua đuổi ma quỷ và cầu phúc cho gia đình.
Thờ cúng gia tiên tại Hàn Quốc
Vào đêm giao thừa, gia đình người Hàn sẽ quây quần cùng nhau thức đến sáng để thực hiện 2 phong tục đặc biệt là treo sàng đuổi quỷ dạ quang lên tường trước nhà và đón cái đấu gạo may mắn treo cũng được treo trước nhà hoặc trong bếp để cầu phúc cho cả năm. Tiếp đó, vào ngày đầu tiên của năm mới, gia đình Hàn Quốc sẽ cùng nhau mặc bộ trang phục truyền thống Hanbok làm cơm dâng cúng tổ tiên để thể hiện lòng kính trọng cũng như xin sự phù hộ từ tổ tiên trong năm mới.