Chúng ta cũng biết, lòng tự tôn dân tộc của xứ sở kim chi rất là lớn được thể hiện cụ thể như sau: Người Hàn Quốc, rất ít sử dụng hay mua những sản phẩm nước ngoài. Thay vào đó là họ thường mua và sử dụng các sản phẩm được sản xuất tại trong nước. Tuy nhiên, có một điều đặc biệt là: Người Hàn Quốc họ rất thích những sản phẩm màu mè, các loại hàng hóa có màu sắc phong phú và bắt mắt. Bên cạnh đó, chính là chất lượng sản phẩm luôn phải đi cùng sự thay đổi trong mẫu mã sản phẩm. Chính những điều này, sẽ khơi dậy niềm đam mê mua sắm của người Hàn Quốc.
Hầu hết, các loại hàng hóa tại Hàn Quốc đều được sắp xếp gọn gàng và được niêm yết giá cụ thể trên từng sản phẩm. Nếu như, bạn muốn mua sản phẩm nào, chỉ việc xem giá và thấy phù hợp với túi tiền của bạn là bạn có thể nhặt sản phẩm đó lên và cho vào giỏ của mình. Đương nhiên, bạn phải trả đúng với giá niêm yết và không được mặc cả. Việc mua hàng này giống như việc chúng ta đi siêu thị ở Việt Nam.
Một điều đặc biệt trong cách mua hàng của người Hàn Quốc khác biệt với Việt Nam là: Đối với những sản phẩm ăn ngay, thì người Việt chúng ta thường nếm thử trước khi mua. Nhưng tại Hàn Quốc, người mua hàng tuyệt đối không được nếm thử nếu như của hàng đó đã ghi biển báo. Điều này khác hẳn ở Việt Nam, nhất là vào những dịp cuối năm, trong các siêu thị lớn như Big C, Coop mart… những sản phẩm bánh kẹo được bầy rất nhiều.
Mặc dù có biển báo ghi “Không nếm thử”, nhưng hầu hết người mua đều nếm thử một cách ngang nhiên. Bởi thực tế cho thấy, Việt Nam chúng ta là đất nước tiêu thụ hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng từ Trung Quốc với số lượng lớn. Trong khi đó, người mua hàng phải bỏ tiền mua thật và đôi khi còn bị giá cao. Chính vì thế, mà người tiêu dùng của Việt Nam đã mất lòng tin đối với sản phẩm và họ thường lựa chọn cách nếm thử để khẳng định lại chất lượng. Nhưng tại Hàn Quốc thì khác, tất cả các hàng hóa đều được kiểm định kỹ càng về chất lượng cũng như nguồn gốc của sản phẩm.
Nếu như bạn đi du học Hàn Quốc hoặc là khách du lịch cũng cần phải lưu ý khi mua hàng: Nếu không có ý định mua, thì tốt nhất bạn không nên cầm. Điều tối kỵ là không nên nếm nếu như có biển báo. Vì nếu bạn nếm, thì hình ảnh của bạn sẽ bị camera quay lại và sẽ nhắc nhở bạn.
Người dân xứ sở kim chi, là những người mua hàng khó tính. Vì thế, các sản phẩm đều có các giấy tờ kiểm định của cơ quan có thẩm quyền. Bên cạnh đó, là tại Hàn Quốc luôn có một hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng. Hiệp hội này hoạt động rất tốt và mạnh mẽ nhằm bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng. Vì thế, khi đi du học Hàn Quốc và bạn phải tự đi mua hàng. Thì bạn hãy yên tâm về chất lượng cũng như giá cả. Điều này không giống kiểu Việt Nam: Mất tiền thật nhưng lại mua hàng giả.
Chỉ cần một chút thông tin không tốt về nhãn hàng thì người dân hàn Quốc sẽ lập tức tẩy chay món hàng đó. Điều này, sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến xí nghiệp đó. Vì thế, ngay từ khi bắt đầu sản xuất họ đã rất chú trọng đến chất lượng sản phẩm cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm. Còn Việt Nam, thì vấn đề này họ rất coi thường như: Ướp thuốc biến thịt lợn thành thịt bò để bán được giá cao, lợn chết vứt trên sông vớt về tẩm ướp mang ra chợ bán hay sữa bột trẻ em lấy xẻng để xúc… Rất nhiều vấn đề chỉ vì lợi nhuận mà coi thường sức khỏe con người. Trong khi đó, cơ quan điều tra thì vẫn chưa thực sự vào cuộc.
Qua bài viết trên, chúng ta cũng thấy được chính chất lượng các sản phẩm đã tạo nên lòng tin trong người dân Hàn Quốc. Do đó, cách mua hàng tại xứ sở kim chi đã trở thành lối mòn và đi sâu vào tiềm thức con người nơi đây. Vì thế, trong thời gian đi du học Hàn Quốc, bạn hãy tự tin mua hàng theo văn hóa người Hàn Quốc nhé. Bởi vì, các sản phẩm đều được kiểm nghiệm rõ ràng và chất lượng đã được khẳng định.
Người dân Hàn Quốc là những người tiêu dùng rất khó tính và họ rất quan tâm đến những sản phẩm mà mình tiêu dùng, do đó hàng hóa được tiêu dùng tại các siêu thị bắt buộc phải có các giấy tờ kiểm tra của các cơ quan có thẩm quyền. Bên cạnh đó, sự hoạt động khá tốt của các hiệp hội nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hoạt động mua sắm hàng hóa, bên cạnh đó cũng làm cho các nhà sản xuất chú ý hơn đến chất lượng và độ an toàn của sản phẩm.
Cũng như vậy những sản phẩm của các công ty hay những siêu thị có những vấn đề liên quan đến vi phạm pháp luật hay bị dư luận chỉ trích về các trường hợp đối xử không tốt với người lao động cũng dễ bị người tiêu dùng chỉ trích hay bài trừ hàng hóa. Do vậy, những công ty có những hoạt động xã hội tốt và tạo lòng tin đối với khách hàng sẽ lôi kéo được khách hàng dùng sản phẩm của mình.
Chính những nét văn hoá rất khác so với các nước khác, đặc biệt là các nước phương Tây nên việc phục vụ nhu cầu tiêu dùng cho người dân Hàn Quốc không phải đơn giản và dập khuôn như các thị trường khác. Việc tìm hiểu và nắm bắt các nhu cầu đó nhằm phục vụ tốt nhất cho người tiêu dùng đòi hỏi phải làm thật kĩ lưỡng.
Họ là người không tính toán quá chi ly, cặn kẽ như những người phương Tây cũng như không quá coi trọng đến giá cả của hàng hoá như các nước đang phát triển, những thượng đế nơi đây với thu nhập trên 20000 USD/năm khi đi mua sắm thường quan tâm đến chủng loại đa dạng, chất lượng sự tiện lợi và niềm vui khi mua sắm.
Đối với các tập đoàn phân phối lớn như Carrefour hay Wal-Mart họ lại chỉ tập trung vào sự đa dạng và số lượng sản phẩm hay mà không quan tâm đến những nét tiêu dùng đặc trưng của người dân nơi đây. Do đó việc thất bại tại thị trường này của các công ty này là điều hiển nhiên khi họ đã không coi trọng văn hóa trong tiêu dùng của người dân nơi đây.