Đồ gỗ sơn mài
Đồ gỗ và đồ sơn mài Hàn Quốc nằm trong số các mặt hàng nổi tiếng nhất của Hàn Quốc, có được những chất lượng đặc biệt là nhờ sự tổ chức không gian sống mang tính truyền thống của Hàn Quốc. Người Hàn thường ngủ và ngồi trên sàn (mà đa số người Hàn vẫn làm như vậy, hầu như người Hàn nào cũng có thể ngồi hàng giờ trên sàn mà chân không mỏi). Những đồ đạc cổ bằng gỗ của Hàn Quốc chú trọng việc sử dụng tiết kiệm không gian với kiểu dáng đơn giản mà đẹp. Đặc biệt là người ta chỉ dùng các loại gỗ tốt nhất và các miếng gỗ được kết nối với nhau bằng cách ghép hay bằng khung và tránh dung keo hay đinh ở những chỗ có thể tránh được. Tùy theo mặt hàng, ít khi người ta dùng sơn mờ đục để hoàn thiện mặt ngoài mà thường đánh dầu hay sơn bằng sơn trong suốt.
Triển lãm “Thủ công mỹ nghệ và thiết kế Hàn Quốc” vào ngày 20/2/2016 tại Bảo tàng Quốc gia Bavarian, Munich, Đức
Các đồ gỗ từ triều đại Choson (1392 ~ 1910) gồm : tủ quần áo, hòm, giá, bàn to và bàn nhỏ, tủ sách, tủ bát đĩa và các mặt hàng phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày. Những đồ trang trí bằng kim loại như : bản lề và khóa được làm bằng đồng trắng (hợp kim đồng với một tỷ lệ thiếc cao), đồng thau, đồng đỏ và đặc biệt là sắt phủ dầu.
Mặt hàng thực sự ngoạn mục là đồ trang trí bằng gỗ của Hàn Quốc dùng kỹ thuật khảm xà cừ, một nghệ thuật riêng biệt có từ thời vương quốc Shilla xa xưa (năm 57 trước công nguyên ~ năm 668 sau công nguyên). Kỹ thuật này dùng những mảnh xà cừ mỏng như vỏ trứng được cắt bằng tay thành các hình rồi được gắn vào các chỗ định sẵn trên gỗ nháp, sau đó người thợ phết lớp sơn bóng tối sẫm – thường là màu đen hay đỏ sẫm lên quanh những kiểu trang trí tinh vi bằng xà cừ lung linh. Kỹ thuật này đạt đến đỉnh cao trong thời kỳ Koryo (935 ~ 1392). Về sau, vào triều đại Choson, các hình trang trí đã bớt tinh vi và kém hình thức hơn , thường được thay bằng những đường táo bạo hơn và hiện thực hơn.
Nghề làm kim loại
Một ngành khác của nghệ thuật thủ công Hàn Quốc có lịch sử hàng nghìn năm là nghề làm kim loại. Người ta có thể thấy một trình độ kỹ thuật kim loại vô cùng tinh vi trong nhiều đồ vật làm bằng vàng, bạc, đồng và sắt từ thời Tam Quốc. Trên thực tế, các đồ trang sức đẹp nhất là vào thời kỳ Shilla thống nhất (668 ~ 935) chứ không phải ở các thời kỳ sau. Những đồ nữ trang thanh tú như hoa tai, vòng tay được làm bằng vàng, chạm lộng và dát bạc; thắt lưng làm toàn bằng vàng được trang trí với quả lắc bằng ngọc bích treo giống hình dấu phẩy dễ dao động bằng những cử động nhẹ nhất.Một cửa hàng thủ công mỹ nghệ tại Insadong, Seoul
Với sự du nhập của Phật giáo, việc sản xuất các đồ thờ Phật bằng đồng cũng phát triển trong thời kỳ Shilla. Những đồ vật này bao gồm : lư hương, chiêng, dụng cụ và nhất là bình hay hộp đựng Saria – tro một nhà sư hỏa táng sau khi chết. Dùng để thờ phụng “Xác thiêng”, những bình này thường có hình chùa.
Chuông đồng ở đền cũng được đúc với khối lượng lớn nhưng đó không chỉ đơn thuàn là những chuông nhạc xe. Những chiếc nhỏ nhất không cao hơn 30 cm nhưng có những chiếc cao tới vài mét. Được đánh bằng một thanh gỗ treo ở trên trần bằng một sợi xích , chuông phát ra một âm thanh dài và lanh lảnh. Những chiếc chuông này thuộc loại vô song về hình dáng, trang trí và âm thanh, tiêu biểu cho đỉnh cao của kỹ thuật luyện kim Hàn Quốc. Theo truyền thuyết, chiếc chuông Emille cao 3,3 m đúc năm 771 có thể nghe thấy trong vòng 40 dặm vào những đêm trong trẻo, có được âm thanh tuyệt diệu như vậy là nhờ tiếng khóc của một đứa trẻ sơ sinh được hy sinh để đúc chuông.
Nhiều nghề thủ công của Hàn Quốc tiếp tục được truyền dạy cho những thế hệ mới, đặc biệt qua “Kho tàng văn hóa nhân loại” mà sự khéo léo đã được chính phủ Hàn Quốc coi là một trong những di sản văn hóa được chính phủ bảo vệ và trợ giúp. Mặc dù một số nghề thủ công không còn thiết yếu đối với cuộc sống hàng ngày của những người dân Hàn Quốc bình thường nhưng phần lớn vẫn được dùng và có ảnh hưởng đến vẻ ngoài của nếp sống Hàn Quốc.