– Kiểm tra trực tiếp trang thiết bị trong nhà và môi trường xung quanh nhà cần thuê. Bạn đừng nên tin vào những lời quảng cáo hay giới thiệu mà hãy đến xem trực tiếp và kiểm tra thật cẩn thận trong và ngoài ngôi nhà đã rồi hãy quyết định có nên thuê hay không.
– Biết chính xác xem chủ nhà là ai và phải ký hợp đồng trực tiếp với chủ nhà, tránh tình trạng khi ký hợp đồng với người đang thuê trong nhà đó, về sau chủ nhà không chấp nhập hợp đồng này và không trả lại tiền đặt cọc. Bạn cũng có thể yêu cầu chủ nhà xem các giấy tờ xác minh quyền sở hữu của họ đối với ngôi nhà để tránh các sự việc rắc rối về sau.
– Để biết được chính xác chủ nhân ngôi nhà cần thuê là ai có thể kiểm tra Cuốn sổ đăng ký nhà. Bạn có thể trực tiếp đến Sở đăng ký hỏi thông tin hoặc nhận thông tin qua internet để kiểm tra tên, địa chỉ, diện tích nhà cần thuê và tình hình tài chính, tiền nợ của chủ nhà.. Có thể bạn thấy khá phiền phức và không cần thiết nhưng việc kiểm tra sẽ giúp bạn khỏi “dính bẫy” của những chủ nợ lừa đảo.
– Tiền ký hợp đồng là 10% tiền đặt cọc, số còn lại bạn hãy thỏa thuận với chủ nhà là sẽ trả trong ngày bạn chuyển đến. Chú ý phải giữ hóa đơn.
– Khi viết hợp đồng cần phải kiểm tra các thông tin như:
+ Địa chỉ nhà trong hợp đồng có trùng với địa chỉ ghi trong thông tin trên Cuốn sổ đăng ký nhà không
+ Tiền ký hợp đồng có đúng không
+ Ngày trả tiền ký hợp đồng, tiền đặt cọc, tiền thanh toán giữa kỳ và tiền còn lại
+ Thời hạn hợp đồng
+ Cả hai bên thuê và bên cho thuê phải trực tiếp ký tên và đóng dấu
+ Hợp đồng làm 3 bản, một bản chủ nhà giữ, một bản người thuê nhà giữ và một bản cho người làm chứng ( có thể là công ty bất động sản)
– Sau khi chuyển đến nhà, bạn cần đến “đông-sa-mu-sô”, một cơ quan tương tự UBNH phường ở Việt Nam để đăng ký chuyển về ở. Sau đó đóng dấu, ghi ngày tháng chuyển đến vào hợp đồng. Như thế mới có thể nhận lại tiền đặt cọc trong trường hợp xảy ra rắc rối.
Chúc các bạn thành công!