Mãi cho đến những năm gần đây, quả chuông ở Bosingak chỉ ngân lên 33 lần vào đêm ngày cuối năm để chào đón năm mới. Nhưng từ năm 2013, từ ngày 2/1 ~ 24/12 (trừ ngày thứ Hai), tháp chuông Bosingak sẽ tổ chức lễ đánh chuông hàng ngày để người dân có thể thưởng thức. Bốn người may mắn mỗi ngày thậm chí có thể tự đánh chuông. Và nếu thích, bạn cũng có thể nộp đơn xin đánh chuông.
Bosingak được xây dựng vào khoảng năm 1395, năm thứ 4 đời vua Taejo. Sau đó, vào năm 1458 chuông được làm lại và treo ở chùa Wongaksa, năm thứ 4 của đời vua Sejo. Sau khi chùa Wongaksa đóng cửa, tháp chuông được dời đến vị trí hiện tại từ năm 1619, năm thứ 11 của đời vua Gwanghaegun.
Tên gốc của tháp chuông là Jonggak, nhưng sau đó đã được đặt lại là Bosingak và dùng cho đến ngày nay từ năm 1895, sau khi vua Gojong ban tặng một thẻ bài sơn son thếp vàng trên đó có khắc tên Bosingak. Không may trong suốt những biến động vào giai đoạn cuối của triều đại Joseon, chuông đã bị hư hỏng nặng, và ngày nay chúng ta chỉ có thể nhìn thấy quả chuông này tại Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc.
Quả chuông hiện tại được đúc mới hoàn toàn từ những đóng góp hảo tâm của dân chúng, nó đã được treo trên tháp chuông từ ngày 14/8/1985 và tiếng chuông đầu tiên vang lên đúng vào dịp kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng bán đảo Triều Tiên khỏi thực dân Nhật, 14/8/1945.
Mãi cho đến những năm gần đây, quả chuông ở Bosingak chỉ ngân lên 33 lần vào đêm ngày cuối năm để chào đón năm mới. Nhưng từ năm 2013, từ ngày 2 tháng Giêng cho đến 24 tháng Mười Hai (trừ ngày thứ Hai), tháp chuông Bosingak sẽ tổ chức lễ đánh chuông hàng ngày để người dân có thể thưởng thức. Bốn người may mắn mỗi ngày thậm chí có thể tự đánh chuông. Và nếu thích, bạn cũng có thể nộp đơn xin đánh chuông tại đây.
Trong suốt buổi lễ đánh chuông, những người lính canh hoàng gia sẽ tái hiện lại các nghi lễ đã diễn ra trong triều đại Joseon.