Thứ bảy, Tháng mười hai 21, 2024
spot_img

Điện ảnh Hàn Quốc thích những chuyện “không bình thường”

Thể loại là một yếu tố rất quan trọng trong sự thành công cũng như thất bại của điện ảnh Hàn Quốc. Có thể loại ăn khách nhưng cũng có thể loại không hợp khẩu vị khán giả mà thất bại. Ví dụ, các tác phẩm đề tài tội phạm kinh dị hiện nay thường đông người xem nhưng các bộ phim tình cảm thì đã có xu hướng thoái trào. Nói cách khác, phim kinh dị Hàn Quốc thường hay có những yếu tố đột phá, mặc dù chúng có thể không quá thành công. Trong khi chắc chắn một điều, các câu chuyện tình yêu là một mảng màu quan trọng của điện ảnh Hàn Quốc nhưng đã khá lâu, bảng xếp hạng phim đạt doanh thu cao không có tên tác phẩm nào thuộc thể loại lãng mạn và hài lãng mạn ngoại trừ một số phim nổi bật gần đây có pha yếu tố kinh dị như A Werewolf Boy và Architecture 101 (bán được 6,65 triệu và 4.11 triệu vé).

Có một thể loại luôn luôn nằm trong top các phim có doanh thu cao với công thức sau: Đề tài kinh dị tội phạm, có hai hoặc ba ngôi sao hạng A tham gia. Đây cũng là một trong những thể loại phim thường xuyên được sản xuất trong vài năm qua ở Hàn Quốc. Trong năm 2013, New WorldCold Eyes và The Berlin file chiếm vị trí hàng đầu về doanh thu phòng vé, tương ứng là 4.68 triệu, 5,51 triệu và 7,16 triệu vé. Trong năm 2014, các bộ phim The Target và Tazza-The Hidden Card – mỗi phim bán được 3 triệu vé tại rạp chiếu. Năm 2015 là những cú đột phá ấn tượng của những bộ phim tội phạm có nhân vật chính là nam giới gồm: The Classified FileInside Men và Veteran. Trong số này, Inside Men và Veteran được xếp vị trí top trong xu hướng tìm kiếm, với doanh thu tương ứng 9 triệu và 13 triệu vé.

Phong cách bí ẩn làm say đắm khán giả

Tuy nhiên, gần đây sự xuất hiện của một số bộ phim thể loại huyền bí đã tạo nên xu hướng mới rất mạnh mẽ trong ngành công nghiệp điện ảnh Hàn Quốc. Những phim này không đơn thuần là phim tội phạm, mà còn khai thác những điều thú vị hơn vì thế chúng hoàn toàn tránh được lối mòn đã cũ. Đó là là The Priests (2015) của đạo diễn Jang Jae-hyun và The Wailing (2016) của đạo diễn Na Hong Jin. Hai bộ phim này được thực hiện với màu sắc mới gồm các yếu tố huyền bí, kỳ ảo và cả tôn giáo – điều mà hiếm khi thành công trong điện ảnh Hàn Quốc. Cùng lúc được giới phê bình ca ngợi và thành công về mặt thương mại, The Priests bán 5,44 triệu vé trong khi The Wailing bán được 6,6 triệu vé. Gần đây nhất, Phantom Detective (2016), một sự kết hợp giữa câu chuyện dân gian và thể loại trinh thám hình sự, đã thu hút 1,43 triệu lượt người xem

dien anh han quoc thich nhung chuyen khong binh thuong
Phim Architecture 101

Tác phẩm mở đầu xu hướng mới này là The Priests, phát hành vào cuối tháng 11 năm ngoái. The Priests đề cập đến các vấn đề tôn giáo, ma quỷ và trừ tà. Chuyện phim minh họa từng bước quá trình tà như một cuốn cẩm nang hướng dẫn khiến khán giả rất hứng thú. Trước The Priests , ở Hàn Quốc hầu như chưa có bộ phim nào miêu tả việc trừ tà, chứ chưa nói đến thành công nhưng The Priests đã cùng lúc đạt được 2 tiêu chí đó. Điều này giải thích lý do tại sao sự thành công của bộ phim giống như một sự kiện đặc biệt. Tuy nhiên, The Wailing, phát hành sau The Priests 6 tháng, đã chứng minh sự thành công với đề tài tương tự không phải chỉ diễn ra một lần. The Wailing là một bộ phim huyền bí, kể câu chuyện trừ tà đề cập đến Kito giáo và các pháp sư truyền thống Hàn Quốc. Sau khi xảy ra vụ giết người hàng loạt tại một ngôi làng, người dân nghi ngờ một người nước ngoài là thủ phạm. Viên cảnh sát Jong-gu cũng có phần đồng tình với người dân. Ngôi làng rơi vào tình trạng hỗn loạn khi một người phụ nữ vô danh và một pháp sư xuất hiện trong làng. Hòa trộn các nền văn hóa và quan điểm tôn giáo khác nhau, bộ phim là một bước tiếp theo, cao hơn The Priests về thể loại tôn giáo huyền bí rất thú vị và độc đáo đối với khán giả cả trong và ngoài nước.

dien anh han quoc thich nhung chuyen khong binh thuong
Cảnh trong phim The Wailing

Câu chuyện hấp dẫn và đối tượng khán giả mới

Trong thực tế, nỗ lực tìm kiếm đề tài có thể phù hợp với nhiều đối tượng khán giả không phải là mới trong điện ảnh Hàn Quốc. Possessed (2009) của Lee Yong-ju, tác phẩm kết hợp giữa sự cuồng tín tôn giáo với các pháp sư trừ tà đã nhận được đánh giá tích cực từ các nhà phê bình. Haunter (2010) của Kim Min-suk, một bộ phim khoa học giả tưởng về chủ nghĩa Hàn Quốc và A Werewolf Boy của Jo Sung-hee, một sự gắn kết thông minh giữa chủ đề tình cảm và những hình ảnh siêu thực, đã được khán giả đón nhận nồng nhiệt. The PriestsPhantom Detective và The Wailing thành công cũng dựa trong bối cảnh đó.

Lee Sang-yong, một nhà phê bình phim, đã lấy dẫn chứng của cả hai yếu tố khách quan và chủ quan để giải thích xu hướng đa dạng hóa các vấn đề trong điện ảnh để tạo nên các thể loại phim mới. Về yếu tố khách quan, Lee nhấn mạnh tới những thay đổi gần đây trong xã hội. “Trong quá khứ, các bộ phim chống lại tôn giáo sẽ vẫn là một điều cấm kỵ. Nhưng hiện tại, những điều kiêng kị đó đã dần được gỡ bỏ,” Lee nói. Ngoài ra, yếu tố huyền bí và siêu hình không còn là thể loại xa lạ đối với người xem khi mà mạng internet có thể giúp họ có cơ hội tiếp cận nhiều hơn với các bộ phim điện ảnh và phim truyền hình từ khắp nơi trên thế giới. Đối với các yếu tố chủ quan, Lee đề cập tới sự hoàn hảo của câu chuyện thông qua cách kể chuyện nhờ đó đề tài bộ phim thuyết phục khán giả tin vào thế lực siêu nhiên. Nói một cách khác, những câu chuyện này tạo ra cảm giác hào hứng. “Đó là lý do để nói rằng nội dung của phim rất thú vị.”

Song Dae-chan, nhà sản xuất The Priests, cũng nhấn mạnh vào nội dung câu chuyện thú vị và sự thay đổi gu thưởng thức của công chúng là yếu tố thành công của bộ phim. “Tiếng tăm của phim lan truyền trên SNS và tất cả mạng xã hội, do đó nó càng trở nên ăn khách. Ngoài ra, khán giả ngày nay đã cảm thấy nhàm chán với nhiều thể loại khác, cho nên họ bị hấp dẫn với câu chuyện mà bộ phim đề cập đến.” Ông hy vọng xu hướng này sẽ tạo bước đà để phát triển hơn nữa trong tương lai. “Các sinh viên điện ảnh ngày nay có lối tư duy linh hoạt hơn bao giờ hết, là bởi từ nhỏ, họ đã được tiếp xúc với nhiều phương tiện truyền thông khác nhau. Họ cảm thấy thoải mái về thể loại và tiếp cận chúng một cách dễ dàng.”

Dựa vào chủ đề gai góc trong lịch sử với Nhật Bản

dien anh han quoc thich nhung chuyen khong binh thuong
Poster phim Assassination

Năm ngoái, một trong những bộ phim doanh thu cao ở Hàn Quốc là câu chuyện về cuộc đại chiến chống sự đô hộ của Nhật Bản để giành lại tự do, phim Assassination (Ansatsu – tiếng Nhật). Tác phẩm của đạo diễn Choi Dong-hoon kể về bộ ba sát thủ do Ahn Ok-yun là thủ lĩnh được giao nhiệm vụ giết một tướng quân Nhật Bản và viên cộng sự người Hàn Quốc của hắn trong thời kỳ Seoul bị Nhật chiếm đóng những năm 1930. Về cơ bản, Assassination thuộc thể loại tình cảm và hành động giải trí kiểu mỳ ăn liền phương Tây. Bộ phim đã thu về hơn 85 triệu USD tại các phòng vé Hàn Quốc, trở thành bộ phim thứ hai có doanh thu cao cả nước trong năm 2015.

Con số doanh thu của Assassination hẳn nhiên là vô cùng ấn tượng, nhưng vẫn kém xe siêu phẩm số 1 của điện ảnh Hàn Quốc năm 2014, tác phẩm sử thi The Admiral: Roaring Currents có kinh phí siêu khủng tái hiện chiến thắng nổi tiếng của đô đốc Yi Sun-sin – người đã đánh chìm hạm đội Toyotomi Hideyoshi của Nhật năm 1597. The Admiral: Roaring Currents là bộ phim thành công nhất mọi thời đại ở Hàn Quốc, với doanh thu vào khoảng 117 triệu USD. The Admiral: Roaring Currents đã được phát hành dạng DVD tại Nhật Bản.

Năm ngoái, một trong những bộ phim doanh thu cao ở Hàn Quốc là câu chuyện về cuộc đại chiến chống sự đô hộ của Nhật Bản để giành lại tự do, phim Assassination (Ansatsu – tiếng Nhật). Tác phẩm của đạo diễn Choi Dong-hoon kể về bộ ba sát thủ do Ahn Ok-yun là thủ lĩnh được giao nhiệm vụ giết một tướng quân Nhật Bản và viên cộng sự người Hàn Quốc của hắn trong thời kỳ Seoul bị Nhật chiếm đóng những năm 1930. Về cơ bản, Assassination thuộc thể loại tình cảm và hành động giải trí kiểu mỳ ăn liền phương Tây. Bộ phim đã thu về hơn 85 triệu USD tại các phòng vé Hàn Quốc, trở thành bộ phim thứ hai có doanh thu cao cả nước trong năm 2015.

Một số nhà quan sát đã liên kết bộ phim này với một xu hướng có thể mở rộng hơn cho điện ảnh Hàn Quốc: chủ đề yêu nước. Lịch sử đã đem đến nguồn cảm hứng cho điện ảnh khi mà Nhật Bản xâm chiếm bán đảo Triều Tiên hai lần trong suốt thế kỷ 16 và biến nơi này thành một vùng thuộc địa khắc nghiệt từ năm 1910 đến năm 1945. Cũng như vậy, ký ức trong quá khứ đã trở thành chất liệu để làm nên bộ phim được nhắc đến nhiều nhất trong năm 2016 (tính đến thời điểm này). Đó là phim Spirits’ Homecoming của đạo diễn Cho Jung-rae. Phim xoay quanh câu chuyện về Kang Il-chul, một nhân vật có thật buộc phải làm việc trong các nhà thổ quân sự trong thời kỳ Nhật Bản chiếm đóng. Mặc dù ngân sách làm phim khá ít ỏi nhưng bộ phim đã lập kỷ lục tại Hàn Quốc vào tháng 3 với doanh thu 23 triệu USD. Tạp chí tin tức Sapio thuộc đảng cánh hữu Nhật Bản, nổi tiếng về tính khách quan, đã công bố Spirits’ Homecoming là “bộ phim chống Nhật tồi tệ nhất trong lịch sử Hàn Quốc.”

Trong tháng 9 này, chủ đề lịch sử lại một lần nữa tái hiện trong The Age of Shadows, bộ phim bằng tiếng Hàn đầu tiên do Warner Bros. sản xuất, đạo diễn nổi tiếng Kim Jee-woon thực hiện. Lấy bối cảnh năm 1920 và cũng tương tự như Assassination, bộ phim kể về cuộc kháng chiến vũ trang chống lại âm mưu đô hộ của Nhật Bản.

dien anh han quoc thich nhung chuyen khong binh thuong
Cảnh trong phim Spirits’ Homecoming

Nó cũng là một trong số những bộ phim khai thác sự kiện có thật trong lịch sử chiến tranh Hàn Quốc – Nhật Bản mà các nhà làm phim sẽ tiếp tục thực hiện trong tương lai. Di sản của chiến tranh khắc nghiệt là nguồn cảm hứng đằng sau thành công của Spirits’ Homecoming mà đạo diễn đã dành 13 năm để hoàn thành. Thành công về doanh thu phòng vé của phim được xem như là một cuộc biểu tình của những người phụ nữ Hàn từng bị ép làm nô lệ tình dục trong chiến tranh. Đó là một cuộc “bỏ phiếu” bằng điện ảnh chống lại các thỏa thuận gần đây giữa Tokyo và Seoul, nhằm thúc đẩy sự phản đối công khai và rộng rãi tại Hàn Quốc.

Điều đáng nói là khi thực hiện các bộ phim về đề tài này, các nhà làm phim đã rất chú trọng trong việc xây dựng hình ảnh nhân vật để khai thác lòng tự tôn dân tộc của người Hàn. Cụ thể, trong Admiral, các nhân vật Nhật Bản – do diễn viên Hàn Quốc đóng là những nhân vật phản diện vô cùng tàn bạo. Michifusa Kurushima (Ryu Seung-ryong đóng), phái một tàu tải trọng chở đầy đầu lâu của tù nhân Hàn Quốc đến doanh trại đối phương, sau đó ông ta nhún vai kèm câu nói: đây là kết cục xứng đáng cho những kẻ phản đối. Assassination không mô tả trực tiếp sự tàn bạo của quân đội Nhật Bản mà thông qua lời tường thuật của nhân vật nữ chính để nêu lên những tội ác mà lực lượng chiếm đóng đã gây ra cho ngôi làng của cô. Sau đó, người xem chứng kiến một thiếu úy Nhật Bản vô cớ hành quyết một cô gái Hàn Quốc vì cô này đã va vào anh ta trên đường. Tuy nhiên, về phía hình tượng nhân vật Hàn Quốc: Các sát thủ được lưu ý một cách rõ ràng cấm giết hại thường dân Nhật Bản và họ còn được sự hỗ trợ của một lính Nhật đã được cảm hóa, người đã hy sinh mạng sống của mình để giúp họ.

Quan trọng hơn, những nhân vật phản diện chính của bộ phim không phải là người Nhật Bản hoàn toàn. Họ còn là người Hàn Quốc. Ngôi sao kỳ cựu Lee Geung-young đóng vai một đối tác người Hàn của quân đội Nhật. Vì mong muốn lấy lòng lực lượng chiếm đóng ông ta sẵn sàng giết các thành viên trong gia đình mình trong những trường hợp cần thiết. Thậm chí đê tiện hơn là Yeom Seok-jin (Lee Jung-jae), kẻ phản bội đồng chí của mình bằng cách bí mật hợp tác với Nhật Bản.

Sự thiếu hụt đề tài hiện tại trong những bộ phim về thời kỳ thuộc địa ở Hàn Quốc là một hiện tượng thực tế thời gian gần đây. Đầu năm 2016, đạo diễn Choi của phim Assassination nói rằng lý do mà bộ phim của ông cũng như các phim khác lấy bối cảnh giai đoạn Hàn Quốc bị chiếm đóng, thu hút đông đảo người xem là vì “người Hàn Quốc không thoải mái với thời đại ngày nay”

Bạn có thể hiểu lý do tại sao? – Câu chuyện phim được thiết lập trong bối cảnh lịch sử không quá xa, thời điểm mà con người vẫn trung thành với lý tưởng của họ cho dù họ không thể trở thành người hùng hoặc đón nhận cái kết có hậu. Trong Assassination, nhân vật phản diện Yeom đứng trước tòa xét xử tội ác chiến tranh đã cởi áo ngay tại phòng xử án và đếm các vết sẹo trên cơ thể của mình đồng thời tuyên bố: “Tất cả mọi thứ tôi đã làm vì lợi ích của sự tự do”. Đám đông vỡ òa trong tiếng vỗ tay mà không biết rằng họ ngưỡng mộ một con quái vật. Nếu khán giả Nhật Bản trải qua cảm giác bứt rứt khó chịu khi xem Assassination thì người xem tại Hàn Quốc có lẽ cũng cảm thấy một điều gì đó tương tự.

Thái Sơn

Bài Viết Liên Quan

    Đăng ký nhận tin

    Đăng ký nhận các chương trình khuyến mãi và mẫu thử từ các nhãn hàng

    Tin Mới