Chủ Nhật, Tháng mười hai 29, 2024
spot_img

Văn hóa chay của người Hàn – Thanh đạm nhưng không kém phần hấp dẫn

Người Hàn Quốc ngày càng thích ăn chay, còn các vị khách du lịch thì hầu như ai cũng bị cuốn vào lối ẩm thực thú vị này. Có ai mà ngờ được rằng, cả một Seoul phồn hoa rộn ràng là thế, nhưng đến lễ kỷ niệm Phật Thích Ca Đản sinh, thủ đô lại trở nên thanh bình đến lạ bởi các hoạt động ăn chay, thư pháp, hoa đạo, …

a. Văn hóa chay được lưu giữ trong các ngôi cổ tự

Hơn 17 thế kỷ kể từ khi Phật giáo hiện diện tại Hàn Quốc, truyền thống của tôn giáo này đã làm ảnh hưởng sâu sắc đến nền văn hóa ẩm thực của đất nước. Ngoài các thành phố lớn, người Hàn Quốc còn tìm đến những ngôi cổ tự nổi tiếng để hòa mình vào lối sống chay tịnh cùng văn hóa chay hấp dẫn ở đây. Có những ngôi cổ tự lập nên là để gìn giữ nền văn hóa độc đáo này, chẳng hạn như cổ tự Jingwansa. Cổ tự nằm nép mình giữa hai con sông thuộc ngoại ô của thủ đô Seoul.

Các món ăn ở đây vẫn có vị cay, nồng, chua, ngọt đặc trưng của người Hàn nhưng nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên, lá cây hay rau củ được lấy ở ven sông, trên núi. Sau chùa là một gian lớn để nhiều hũ tương, bởi văn hóa chay của người Hàn không bao giờ thiếu các loại tương, thứ sẽ làm các món ăn trở nên hấp dẫn và ngon miệng như đồ ăn mặn. Tại các cổ tự của Hàn, hàng năm có rất nhiều du khách đến xin được tham gia vào nếp sinh hoạt thiền gia và tìm hiểu về văn hóa chay của đất nước này.

b. Các món chay đều không thể thiếu tương

Ai nghe tới món chay chắc hẳn sẽ nghĩ là nhạt nhẽo và không mấy thú vị. Có lẽ hiểu được tâm lý này nên người Hàn luôn luôn sử dụng tương cho những món chay thêm phần đậm đà và hấp dẫn. Một cách lý giải khác là người Hàn quan niệm “thức ăn tạo nên giá trị của con người”, vậy nên bất cứ món ăn nào cũng phải được chuẩn bị tươm tất, cẩn thận và thật đầy đủ. Hơn thế nữa, để phát huy tính nghệ thuật trong ẩm thực, dùng tương trang trí quả thực là ý tưởng tuyệt vời.
Món chay tại Hàn thường làm từ kim chi, củ cải, đậu, nấm, rau xanh và kèm theo tương, nước xốt. Người ta có thể đặt thêm một lát khoai tây lên trên, hay cho một chút cà tím vào bát canh hấp dẫn. Thông thường, một ngôi cổ tự sẽ ủ khoảng 20-30 loại tương khác nhau để phục vụ cho nền ẩm thực chay phong phú của nơi này.

Ngoài tương, người Hàn còn dùng nước xốt làm gia vị đặc biệt cho các món ăn của mình. Điều đặc biệt là, tất cả đều được làm từ cái tâm của người chế biến. Một vị ni cô trong ngôi cổ tự Hàn Quốc đã từng nói rằng “tôi nghĩ loại nước xốt ngon nhất chính là nước xốt được làm bằng tất cả trái tim của người đầu bếp, nấu ăn vì mọi người và luôn có sức khỏe của cả cộng đồng ở trong đó. Đó cũng chính là một trong những lý do mà các món ăn chay đơn giản của Hàn Quốc lúc nào cũng mang một hương vị đậm đà khó quên.

c. Món chay chế biến theo mùa, tuyệt đối không nhập khẩu

Nhắc đến ẩm thực Hàn Quốc, chắc hẳn ai cũng nghĩ ngay tới kim chi cay nồng, bánh gạo dẻo thơm và các món canh từ bò, gà cực kỳ hấp dẫn. Thế nhưng, phát triển song song với nền ẩm thực độc đáo đó chính là văn hóa chay vô cùng ấn tượng. Món chay của người Hàn không chỉ được chế biến khéo léo, trình bày trang nhã mà còn chú trọng đến các nguyên liệu tự nhiên, hoàn toàn không có hóa chất hay dùng đồ nhập khẩu.

Nền văn hóa chay Hàn Quốc được đánh giá là lành mạnh nhất và tốt nhất đối với sức khỏe cộng đồng. Không có gì quý giá hơn khi chúng ta được thưởng thức những điều tinh túy và hấp dẫn nhất từ thiên nhiên theo đúng thời điểm, đúng mùa. Các nông sản, rau củ quả được thu hoạch theo mùa sẽ mang đến hương vị đặc trưng, không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn giúp món chay giữ được đúng vị thơm ngon, hấp dẫn.

Bài Viết Liên Quan

    Đăng ký nhận tin

    Đăng ký nhận các chương trình khuyến mãi và mẫu thử từ các nhãn hàng

    Tin Mới