Thứ sáu, Tháng mười 4, 2024
spot_img

Câu lạc bộ Samulnori tại Hàn Quốc

Samulnori là bộ nhạc khí gõ của người nông dân vui vẻ lúc nghỉ ngơi trong những ngày đồng áng hoặc trong những dịp lễ hội vui chơi của làng xóm. Chính vì thế mà mỗi một loại nhạc cụ gõ lại có một ý nghĩa tượng trưng riêng cho thời tiết khí hậu. Ví như phèng Kkwaenggwari tượng trưng cho sấm, chiêng Jing tượng trưng cho gió, trống Buk tượng trưng cho mây còn trống phong yêu Janggu thì tượng trưng cho mưa. Điều hòa Sấm gió mây mưa là thứ mà nhà nông cần để làm nên một vụ mùa bội thu. Hòa tấu Samulnori cũng là ý cầu nguyện cho mưa thuận gió hòa và được mùa cày cấy của người nông dân Hàn Quốc.
Người nước ngoài lần đầu tiên khi nghe Samulnori chưa quen tai có cảm giác hơi inh tai nhức đầu, nhiều đoạn đệm thêm tiếng kèn giống như kèn đám ma ở Việt Nam. Muốn thưởng thức Samulnori phải vừa nghe, vừa xem các nhạc công, đồng thời là các diễn viên xoay đầu (có gắn các dải lụa dài), lộn vòng, tản ra, chụm lại theo nhịp điệu của trống, chiêng. Cái hay của Samulnori nằm ở sự hứng khởi, khơi dậy bầu không khí sôi động, đoàn kết của cả cộng đồng.
Có một điều đáng khen ở đây đó là ý thức giữ gìn và phát huy giá trị truyền thống của người Hàn Quốc. Ở Hàn Quốc, từ trường tiểu học cho đến đại học, mỗi làng hay mỗi quận cũng đều có một Câu lạc bộ hay đội múa Samulnori riêng. Chi phí cho trang phục, nhạc cụ, luyện tập của các câu lạc bộ này đều có sự hỗ trợ của chính phủ. Bởi vậy mà trẻ em Hàn Quốc, dù là ở nông thôn hay thành thị cũng đều quen thuộc với thể loại biểu diễn truyền thống này. Hàn Quốc rất biết cách tận dụng và phát triển các thế mạnh nội tại của dân tộc mình. Cũng chính bởi thế mà vào tháng 11 năm 2014, UNESCO đã công nhận nông nhạc Hàn Quốc là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Bài Viết Liên Quan

    Đăng ký nhận tin

    Đăng ký nhận các chương trình khuyến mãi và mẫu thử từ các nhãn hàng

    Tin Mới