Thứ sáu, Tháng mười một 22, 2024
spot_img

Phong tục thời cúng của người Hàn Quốc

Đối với người Hàn Quốc, Tế lễ (제례) là một trong bốn nghi lễ (통과의례) mà mỗi người nhất định phải trải qua. Đó là Lễ trưởng thành (……), Lễ kết hôn (결혼), Lễ tang (상제) và tế lễ (제례). Tế lễ (제례) là nghi lễ thờ cúng tổ tiên vào ngày qua đời và những ngày lễ quan trọng của người Hàn như Tết âm lịch, Tết trung thu, Tết hàn thực, Đông chí….. (박음주외, 2004 년, 배재대학교 출판부,”외국을 위한 한국문화의 이해”)
Đối với người Việt Nam tế lễ có nghĩa là cúng bái nói chung, bao gồm các nghi lễ cúng giỗ trong phạm vi gia đình, dòng tộc và tế lễ ở đình chùa. Vì vậy trong bào nghiên cứu khoa học này chúng tôi đề cập đến tế lễ của người Hàn (재례- 祭禮) với ý nghĩa là nghi lễ cúng giỗ trong gia đình, dòng tộc để tránh người đọc hiểu lầm sang cúng giỗ của Việt Nam.
Từ xưa, nghi lễ cúng giỗ (재례) của người Hàn Quốc bao gồm rất nhiều các nghi lễ nhưng ngày nay chỉ còn lại ba nghi lễ quan trọng là giỗ chạp (기제), cúng tại mộ (시제) và tế lễ (차례).

Nho giáo với phong tục cúng giỗ tổ tiên của người Hàn quốc

1. Sự du nhập của Nho giáo vào Hàn Quốc

Nho giáo là một học thuyết chính trị xã hội và đạo đức do Khổng Tử (551- 479 TCN) sáng lập vào thời kỳ Xuân Thu Chiến Quốc. Học thuyết Nho giáo coi chứa đựng nhiều nội dung thâm thúy, ý nghĩa sâu xa, liên quan đến nhiều phạm trù đạo đức và cuộc sống của con người. Từ quan niệm coi trọng huyết thống, Nho giáo coi trọng tình cảm, sự gắn bó chặt chẽ giữa các thành viên trong một gia đình, dòng họ. Nho giáo kêu gọi tình yêu thương đùm bọc, khuyến khích, cổ vũ lẫn nhau giữa các thành viên để giữ gìn danh dự và phát huy truyền thống gia đình, dòng họ. Những nghi thức ứng xử hàng ngày, những lời răn dạy của ông cha với những gia huấn, gia ngữ được lưu truyền đời đời cho con cháu. Việc thờ cúng ông bà, tổ tiên, cha mẹ, việc xây dựng nhà thờ, việc sửa sang mồ mả, ghi chép gia phả… đều góp phần làm khăng khít thêm mối quan hệ gia đình, gia tộc. Điều tốt đẹp của tình người được nảy sinh từ đó.

Nho giáo được du nhập vào Hàn Quốc từ thời kỳ tam quốc (vào khoảng thế kỷ thứ IV) nhưng phát huy ảnh hưởng nhiều hơn ở thời kỳ Koryo (고려) khi Tân Nho Giáo bắt đầu lan truyền ở Hàn Quốc. Tân Nho Giáo đã trở thành tư tưởng chủ đạo trong triều đại phong kiến của nhà Choson (조선), lập nên vào năm 1392. Nho giáo đã được xem như là một tư tưởng hoàn hảo để xây dựng một nhà nước tốt, chính vì vậy càng được quan tâm nhiều hơn trong thời kỳ trị vì của vương triều Choson (조선). Trong thời kỳ thứ hai (thế kỷ XVI) được đánh dấu bởi sự xuất hiện của các nhà triết học lỗi lạc nhất của nền Nho giáo Hàn Quốc như Lý Hoáng và Lý Nhị. Vào thời kỳ thứ ba (thế kỷ XVII), ảnh hưởng của Nho Giáo bộc lộ qua sự thay đổi trong họ tộc và gia đình, nhấn mạnh vai trò trưởng nam trong hệ thống phụ hệ. Đến thế kỷ XVIII thì triều đình Hàn Quốc kể từ vua đến các quan lại đều là những Nho gia.

2. Sự ảnh hưởng của Nho giáo đến phong tục thờ cúng tổ tiên của người Hàn Quốc

Nho giáo du nhập vào Hàn Quốc muộn hơn các tôn giáo khác nhưng lại có ảnh hưởng sâu đậm đến đời sống của nhân dân Hàn Quốc. Nho giáo Hàn Quốc ăn sâu vào những giá trị đạo đức qua hệ thống giáo dục, sinh hoạt, trở thành tập tục trong cuộc sống thường nhật từ nghi lễ cho đến tín ngưỡng trong gia đình và xã hội, lưu truyền qua truyền thống trong quá trình tiếp biến văn hóa.
Sau khi triều đại Koryo (고려) sụp đổ và triều đại Choson (조선) được thiết lập vào năm 1392, do ảnh hưởng của Nho Giáo, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên thực sự có sự biến đổi mạnh mẽ. Bắt đầu từ đó, cuộc sống của người dân Hàn Quốc được chi phối bởi các nguyên tắc của Nho giáo. Những nguyễn tắc đó đã ổn định luật lệ xã hội, coi trọng sự hiếu thảo của con cái với cha mẹ và lấy đó làm đức tính cơ bản. Đặc biệt, các quy tắc đó nhấn mạnh phép tắc trong mối quan hệ cha – con, vua – thần, nam – nữ, già – trẻ và luôn đề cao việc cúng giỗ tổ tiên trong mỗi gia đình.
Một trong những phong tục tập quán còn tồn tại đến ngày nay, chứa đựng sự ảnh hưởng sâu sắc của Nho Giáo đến văn hóa Hàn Quốc là nghi lễ cúng giỗ tổ tiên (제사). Nho Giáo quan niệm rằng người đã mất nhưng linh hồn thì vẫn còn tồn tại, chính vì vậy nghĩa vụ của con cháu là phải thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà tổ tiên, cha mẹ ngay cả khi đã qua đời thông qua cúng giỗ.

Bài Viết Liên Quan

    Đăng ký nhận tin

    Đăng ký nhận các chương trình khuyến mãi và mẫu thử từ các nhãn hàng

    Tin Mới